Vĩ mô

UOB hạ dự báo GDP 2023 xuống 5%: Cánh cửa đạt mục tiêu tăng trưởng đang hẹp dần?

Khúc Văn 02/10/2023 - 16:34

Dù quý IV thường là quý có kết quả hoạt động tốt nhất trong hầu hết các năm nhưng UOB cho rằng Việt Nam khó lòng đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm.

Ngân hàng UOB vừa cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm 2023, sau khi có kết quả tăng trưởng quý III.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,24% so với cùng kỳ. Theo UOB, đây là một sự cải thiện so với mức 3,72% của nửa đầu năm 2023, nhưng chỉ bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng 8,85% so với cùng kỳ vào năm 2022.

Điều này, theo UOB sẽ đồng nghĩa với việc mục tiêu tăng trưởng chính thức là 6,5% là một thách thức. Để đạt được mục tiêu này, tốc độ tăng trưởng trong quý IV của Việt Nam sẽ cần ít nhất là 12% và điều này khó xảy ra trong bối cảnh hiện tại nếu nhu cầu cơ bản không có sự cải thiện mạnh mẽ.

Mặc dù tăng trưởng đã vững chắc hơn trong quý III nhưng kết quả tăng trưởng chậm trong 6 tháng đầu năm vẫn ảnh hưởng đáng kể.

Do đó, UOB hạ dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam xuống 5% (từ mức 5,2% trước đó), với giả định tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong quý IV đạt 7% so với cùng kỳ (so với dự báo trước đó là 7,6%). Điều này đòi hỏi các hoạt động kinh tế và đơn đặt hàng phải tăng nhanh trong những tháng tới.

Theo thường lệ, quý IV là quý có kết quả hoạt động tốt nhất trong hầu hết các năm ở Việt Nam, mặc dù mức tăng trưởng trong năm 2023 sẽ bị áp lực khi so sánh với số liệu năm 2022 với mức tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ. UOB cũng duy trì dự báo năm 2024 ở mức 6%.

Bình luận về kết quả tăng trưởng, TS Nguyễn Đình Cung, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu Quản ký kinh tế Trung Ương khẳng định nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ nhiều hơn nữa về cả chính sách tài khoá và tiền tệ.

“Mục tiêu tăng trưởng 6,5%GDP năm nay rất khó để thực hiện. Thậm chí việc sử dụng chính sách tài khoá để trợ lực cho nền kinh tế là chưa đủ, các khó khăn được dự báo sẽ khó khăn kéo dài sang năm 2024, vì vậy các doanh nghiệp cần được hỗ trợ nhiều hơn”, ông Cung nhấn mạnh.

Theo quan điểm của ông Cung, những thay đổi bên trong chưa đủ bù đắp khó khăn từ bên ngoài. “Chúng ta đang sử dụng quá ít chính sách tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp, thậm chí đang tăng chi phí cho doanh nghiệp” - ông Cung nói.

Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đạt thấp. Vì vậy ông kiến nghị cần tập trung thực hiện các chính sách tài khóa hơn là chính sách tiền tệ.

TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, cần thực hiện quyết liệt chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp, đồng thời kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm thuế VAT.

“Dự báo khó khăn còn đến năm 2024, tôi mong Chính phủ duy trì việc giảm, miễn thuế VAT đến hết năm 2025 để kích cầu”, ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Kinh tế Nga phát tín hiệu cảnh báo: Tăng trưởng lao dốc, lạm phát vượt tầm kiểm soát?

Thủ tướng: Phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/uob-ha-du-bao-gdp-2023-xuong-5-canh-cua-dat-muc-tieu-tang-truong-dang-hep-dan-203592.html
Bài liên quan
  • TRỰC TIẾP: Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị
    Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức diễn ra vào sáng nay, 18/5.
    9 giờ trước| Vĩ mô
  • Thủ tướng: Cương quyết cắt bỏ các thủ tục rườm rà, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp
    Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phải gắn với đơn giản hóa và cương quyết cắt bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phiền hà, bỏ cơ chế xin cho, giảm thời gian, chi phí, tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp; lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực phát triển đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động nguồn lực; người đứng đầu phải sát việc, quyết liệt, trăn trở với công việc, lãnh đạo chỉ đạo, điều hành và triển khai phải thần tốc, táo bạo, hiệu quả hơn nữa, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý những vướng mắc, những vấn đề phát sinh.
  • Kinh tế APEC trước ngã ba đường: Vì sao tăng trưởng 2025 chỉ còn 2,6%?
    Dự báo tăng trưởng GDP APEC năm 2025 chỉ đạt 2,6–2,7%, giảm mạnh so với 3,6% của năm 2024. Đây là hệ quả cộng hưởng từ bất định thương mại, áp lực tài khóa và thách thức nhân khẩu học.
  • Đánh bại G7, dự kiến vượt Mỹ, BRICS chính thức lập dấu mốc lịch sử
    Nhiều thành viên trong khối BRICS đang giữ vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng hàng hóa cơ bản như năng lượng, thực phẩm và khoáng sản chiến lược – đặc biệt là Brazil và Nga.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    UOB hạ dự báo GDP 2023 xuống 5%: Cánh cửa đạt mục tiêu tăng trưởng đang hẹp dần?
    POWERED BY ONECMS & INTECH