Ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là xu hướng công nghệ tương lai mà các hãng công nghệ trên toàn thế giới đua nhau sáng tạo, nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng 4.0.
Mới đây, Tập đoàn Vingroup mới đã quyết định thành lập 2 công ty con là Công ty cổ phần (CTCP) Giải pháp năng lượng VinES và CTCP Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo VinAI, đều đặt trụ sở tại tòa nhà văn phòng Symphony, khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, Hà Nội
Trong đó, ở công ty mới VinAI, mảng cốt lõi là nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Vingroup góp 424,15 tỷ đồng, tương đương 99,8% thành lập VinAI có vốn điều lệ 425 tỷ đồng.
Vậy nguyên nhân gì khiến tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót gần 425 tỷ đồng mở công ty lĩnh vực AI?
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: Biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…
Ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng công nghệ tương lai mà các hãng công nghệ trên toàn thế giới đua nhau sáng tạo, nó là nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng 4.0. Dưới sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, AI tác động đến nhiều lĩnh vực rộng lớn trong xã hội như: Y tế, giáo dục, vận tải, thực phẩm và sản xuất công nghiệp,…
Hiện nay, không ít các cường quốc và tập đoàn đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý và sản xuất. AI được sử dụng trong một loạt ngành công nghiệp, ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh và an ninh của một quốc gia.
Trên thế giới, Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt nhằm giành vị thế tối cao trong lĩnh vực nghiên cứu AI. Nếu Mỹ và Trung Quốc tiếp tục phát triển AI của riêng mình, thì một cuộc xung đột toàn cầu về các tiêu chuẩn cạnh tranh là điều có thể khó tránh khỏi. Nhà nghiên cứu cấp cao Weilin Zhao tại Viện nghiên cứu Itochu cho biết, Trung Quốc coi A.I là một cách để bù đắp tình trạng thiếu lao động với dự báo dân số ngày càng giảm.
Đến năm 2030, ước tính khoảng 8 tỉ thiết bị ở Trung Quốc sẽ được kết nối thông qua Internet of Things - một mạng lưới rộng lớn các thiết bị được kết nối thông qua internet. Theo báo cáo của McKinsey Global Institute ước tính, IOT sẽ có tác động giá trị tổng thể cao hơn ở các nền kinh tế tiên tiến vì giá trị sử dụng cao hơn. Tuy nhiên, các nền kinh tế đang phát triển có thể tạo ra gần 40% giá trị của IoT, và gần một nửa ở một số trường hợp.
Phân tích thực tế của MGI cho các ứng dụng này ước tính rằng IoT có tổng tác động kinh tế tiềm năng từ 3.9 nghìn tỷ đến $ 11.1 nghìn tỷ USD một năm vào năm 2025. Tính ra, mức giá trị đó, bao gồm cả thặng dư tiêu dùng - sẽ tương đương với khoảng 11% giá trị nền kinh tế thế giới.
Việc phát triển AI với khả năng ngôn ngữ và các năng lực khác tiên tiến đòi hỏi nguồn nhân lực và tài chính khổng lồ. Tuy nhiên, nếu có thể nắm bắt và phát triển được AI sẽ tạo ra sức ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh và an ninh của một quốc gia.