Chỉ vài giây trước khi thảm họa xảy ra, nhiệt độ bên trong lõi của lò phản ứng đã đạt đến 4.650 độ C, gần bằng với nhiệt độ bề mặt của Mặt trời (5.500 độ C).
Thảm họa Chernobyl là một vụ tai nạn hạt nhân xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine (nay là Ukraine) bị nổ tại lò phản ứng số 4. Đây được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại cả về phí tổn và thương vong.
Diễn biến thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại
Vào rạng sáng ngày 26/4/1986, chỉ vài giây trước khi thảm họa xảy ra, nhiệt độ bên trong lõi của Lò phản ứng số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã đạt đến mức 4.650 độ C, gần bằng với nhiệt độ bề mặt của Mặt trời (5.500 độ C).
Khi lò phản ứng phát nổ, sức mạnh của nó tương đương với 66 tấn thuốc nổ TNT, có khả năng hoàn toàn phá hủy một tòa nhà cao 20 tầng, và làm tan chảy toàn bộ lõi bên trong.
Vụ nổ đã đẩy ra ngoài môi trường tự nhiên khoảng 28 tấn phóng xạ và gây ra một đám cháy phóng xạ kéo dài gần hai tuần |
Vụ nổ đã đẩy ra ngoài môi trường tự nhiên khoảng 28 tấn phóng xạ và gây ra một đám cháy phóng xạ kéo dài gần hai tuần. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông Âu, Tây Âu, Scandinavia, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Xô viết Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus.
Lượng bức xạ phát ra từ vụ nổ Chernobyl nhiều gấp 400 lần so với sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima năm 1945. |
Được biết vụ nổ lò phản ứng này tương đương với một trận động đất mạnh 2.5 độ richter và gây thiệt hại nặng nề cho nhà máy hạt nhân này. Tuy nhiên, hậu quả kinh hoàng hơn nữa lại đến từ mức bụi phóng xạ phát ra ngoài không khí sau vụ nổ. Tính toán cho thấy, lượng bức xạ phát ra từ vụ nổ Chernobyl nhiều gấp 400 lần so với sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima năm 1945.
Nguyên nhân vụ thảm họa
Theo nhiều nhà khoa học hiện đại, nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là bắt nguồn từ các khiếm khuyết trong thiết kế của lò phản ứng hạt nhân, đặc biệt là vấn đề liên quan đến thanh điều khiển hoặc cũng có thể do không tuân thủ các quy tắc an toàn của nhân viên trong nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, một số chuyên gia độc lập hiện nay cho rằng không có giả thiết nào trong hai giả thiết trên là hoàn toàn chính xác. Tất cả những thông tin này đã được giữ bí mật để tránh gây nguy hại cho ngành công nghiệp hạt nhân của Liên Xô.
Nguyên nhân vụ thảm họa |
Hậu quả
Sau thảm họa Chernobyl, vùng ô nhiễm phóng xạ caesium-137 bao phủ lãnh thổ của 17 quốc gia châu Âu với tổng diện tích là 207,5 nghìn km2. Trong đó, Ukraine chiếm 37,63 nghìn km2, Belarus chiếm 43,5 nghìn km2 và phần lãnh thổ châu u của Nga chiếm 59,3 nghìn km2. Có 19 khu vực của Liên bang Nga nằm trong vùng ô nhiễm phóng xạ bởi caesium-137, trong đó các tỉnh Bryansk, Kaluga, Tula và Oryol bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Vùng ô nhiễm phóng xạ caesium-137 bao phủ lãnh thổ của 17 quốc gia châu Âu với tổng diện tích là 207,5 nghìn km2 |
Ngay sau vụ tai nạn, 47 người tử vong vì hội chứng phóng xạ cấp tính, 600.000 người tham gia xử lý hậu quả của vụ nổ Chernobyl đã bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao nhất. Tính đến thời điểm đó, hàng triệu người Nga, Belarus và Ukraina đã phơi nhiễm phóng xạ.
Theo ước tính, khoảng 30 nghìn người đã tử vong do hậu quả của thảm họa Chernobyl và hơn 70 nghìn người bị tàn tật. Tác động kinh tế lớn nhất vào thời điểm đó là phải loại bỏ 784.320ha đất nông nghiệp và 694.200ha rừng sản xuất.
Một công nhân mặc đồ bảo hộ cùng những hộp đựng thực phẩm bỏ đi ở bãi rác Berlin-Wannsee vào ngày 9 tháng 5 năm 1986. Chính quyền Berlin đã cấm bán rau bị ô nhiễm sau vụ Chernobyl |
Tuy nhiên, các thông tin về vụ tai nạn, kết quả kiểm tra y tế của nạn nhân và mức độ ô nhiễm phóng xạ của các khu vực lãnh thổ việc thống kê chính xác số người tử vong trong thảm kịch Chernobyl là rất khó do được bảo mật.
Về mặt kinh tế, Liên Xô đã chi 18 tỷ rúp (tương đương 18 tỷ USD vào thời điểm đó) để ngăn chặn và xử lý hậu quả.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện thêm 14 năm sau thảm hoạ và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của quốc tế.
Ngày nay, Pripyat được coi là thành phố ma, các tòa nhà chung cư, sân chơi và di tích công cộng của nó vẫn còn tồn tại. Mặc cho vẫn tồn tại nguy cơ, nơi đây vẫn là nơi trú ngụ của một số loài động vật hoang dã và điểm tham quan cho khách du lịch ưa mạo hiểm.
*Tổng hợp: CNN, Wikipedia