Tổng chi tăng 11,8% so cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ hiệu ứng xuất phát điểm thấp.
Trong báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, cân đối ngân sách theo tháng ghi nhận bội thu ở mức 0,2 tỷ USD rong tháng 10 sau khi rớt nhẹ xuống ngưỡng bội chi trong tháng 9/2022.
Ngân sách đạt bội thu cho dù tổng thu giảm 6,7% so cùng kỳ năm trước, lần đầu tiên thu ngân sách giảm trong năm 2022. Tổng chi tăng 11,8% so cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ hiệu ứng xuất phát điểm thấp.
Đến cuối tháng 10/2022, thu ngân sách của Chính phủ vượt tổng dự toán thu cho cả năm ở mức 3,7%, nhưng chi ngân sách chỉ đạt 68,3% so với tổng dự toán chi cả năm, dẫn đến bội thu ngân sách ở mức 10,7 tỷ USD.
Giải ngân đầu tư công đạt 56,6% so với kế hoạch được Quốc hội phê duyệt, cao hơn hai điểm phần trăm so với năm trước (53,9%) trong khi chi thường xuyên đạt 75,7%, thấp hơn so với 77% cùng kỳ.
Theo WB, do ngân sách đạt bội thu trong tháng 10, Kho bạc Nhà nước chỉ phát hành 1 tỷ USD trái phiếu chính phủ bằng nội tệ, toàn bộ đều có kỳ hạn dài (mười năm trở lên).
Trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng khối lượng trái phiếu phát hành đạt 34,9% kế hoạch năm, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (72,5% kế hoạch).
Chi phí vay nợ tiếp tục tăng, khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng từ 3% lên 4% trên thị trường sơ cấp (mức tăng mạnh nhất kể từ đại dịch), thu hẹp khoảng cách so với thị trường thứ cấp, với lợi suất ở mức 5,2% trong tháng vừa qua.
WB cho rằng, chi phí vay nợ gia tăng là do điều kiện huy động tài chính trong nước bị thắt lại khi NHNN nâng lãi suất để ổn định đồng nội tệ trong điều kiện sức cầu bên ngoài chững lại, lạm phát trong nước gia tăng và đồngUSD mạnh lên.
Kinh tế tăng tốc, Việt Nam có đà thăng hạng lên nước thu nhập trung bình cao
Nền kinh tế 476 tỷ USD: GDP Việt Nam sắp vượt Thái Lan, Singapore, vào Top 3 Đông Nam Á