Xã hội

4 lưu ý quan trọng người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi đổi căn cước hết hạn cần phải nắm rõ

Linh Chi 09/04/2025 - 17:37

Trong năm 2025, những người sinh năm 2000, 1985 và 1965 đến tuổi phải thực hiện thủ tục đổi thẻ căn cước.

Theo Điều 21 của Luật Căn cước 2023, công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải đổi thẻ khi 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Vì thế, trong năm 2025, những người sinh năm 2000, 1985 và 1965 đến tuổi phải thực hiện thủ tục đổi thẻ căn cước.

Dưới đây là những lưu ý khi đổi thẻ:

1. Bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2 trên VNeID

Hiện nay, nhiều người vẫn chỉ cập nhật định danh mức độ 1 trên VNeID mà chưa hoàn tất cập nhật mức độ 2. Tuy nhiên, để có thể đổi thẻ căn cước bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2.

Định danh mức độ 2 bao gồm thông tin sinh trắc học như ảnh chân dung, vân tay và các giấy tờ quan trọng như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, hộ chiếu… Việc này phải được thực hiện trực tiếp tại cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú.

Sau khi cập nhật định danh mức độ 2, người dân sẽ phải chờ một vài ngày để hệ thống xử lý thông tin trước khi thực hiện thủ tục đổi thẻ căn cước. Vì vậy, nên chủ động hoàn tất cập nhật để tiết kiệm thời gian.

Tài khoản định danh điện tử được chia thành hai mức độ:

Mức 1: Người dân có thể tự đăng ký qua ứng dụng VNeID.

Mức 2: Phải đến trực tiếp cơ quan công an xã, phường, thị trấn để thực hiện thủ tục.

4 lưu ý quan trọng người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi đổi căn cước hết hạn cần phải nắm rõ - ảnh 1
Ảnh minh họa

2. Hẹn thời gian đổi căn cước trước tại nhà

Hiện nay, công dân có thể đăng ký hẹn làm thủ tục đổi căn cước qua Cổng Dịch vụ Công quốc gia, giúp tiết kiệm thời gian khi đến cơ quan công an. Các bước đăng ký như sau:

Truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia.

Đăng nhập bằng tài khoản VNeID và nhập thông tin tài khoản hoặc quét mã QR trên ứng dụng VNeID.

Chọn "Lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước", sau đó chọn "Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên".

Điền đầy đủ thông tin vào hồ sơ.

Chọn lý do cấp đổi thẻ căn cước và nhập thông tin cơ quan thực hiện thủ tục.

Chọn lịch hẹn thu nhận sinh trắc học và nộp hồ sơ.

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, hệ thống sẽ gửi thông báo và mã hồ sơ để theo dõi quá trình xử lý.

Thực tế, đây không phải là bước bắt buộc nhưng việc đăng ký trước tại nhà sẽ giúp tiết kiệm thời gian.

3. Đổi căn cước không thể làm online

Một số người hỏi liệu có thể đổi thẻ căn cước hết hạn online hay không. Câu trả lời là không. Công dân vẫn phải đến trực tiếp công an xã, phường, thị trấn hoặc bộ phận một cửa cấp huyện để thực hiện thủ tục đổi thẻ.

Lý do là từ ngày 01/07/2024, khi đổi căn cước, công dân phải cung cấp thêm thông tin về mống mắt ngoài vân tay và khuôn mặt. Đây là biện pháp nhằm nâng cao an ninh và hiệu quả quản lý thông tin dân cư, giúp dễ dàng xác minh thông tin cá nhân và hỗ trợ khi không thu được dấu vân tay.

4. Lệ phí đổi thẻ căn cước

Theo Điều 4 của Luật Căn cước 2023, lệ phí đổi thẻ căn cước là 50.000 đồng mỗi thẻ.

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục đổi thẻ căn cước bao gồm:

Công dân từ 14, 25, 40 và 60 tuổi.

Thay đổi thông tin cá nhân như tên, ngày sinh, hoặc giới tính.

Thay đổi thông tin nhân dạng như ảnh, vân tay, hoặc thông tin sai sót.

Đổi thẻ theo yêu cầu của công dân khi có thay đổi về thông tin hành chính hoặc xác lập lại số định danh cá nhân.

>>Lãnh đạo Bộ Công an: Không bắt buộc đổi căn cước, hộ chiếu sau khi sáp nhập xã, tỉnh

Bộ Công an khuyến cáo những người này bắt buộc phải làm lại thẻ căn cước, hộ chiếu

Đổi CMND/CCCD sang thẻ Căn cước: Cần cập nhật thông tin Mã số thuế?

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/4-luu-y-quan-trong-nguoi-sinh-nam-2000-1985-1965-khi-doi-can-cuoc-het-han-can-phai-nam-ro-140080.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    4 lưu ý quan trọng người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi đổi căn cước hết hạn cần phải nắm rõ
    POWERED BY ONECMS & INTECH