Tôi trằn trọc mãi không thể ngủ, cảm thấy những hy sinh, quan tâm và giúp đỡ của vợ chồng tôi cho con trai cuối cùng chỉ nhận lại sự bất hiếu.
Câu chuyện của dì Lý, một phụ nữ 70 tuổi từ Trung Quốc, thu hút sự chú ý lớn trên nền tảng xã hội 163.com.
Tôi là Lý, 70 tuổi, vợ chồng tôi đã sinh được một cậu con trai, và chúng tôi coi con như báu vật của gia đình. Từ nhỏ đến lớn, chúng tôi luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con trai mình mà không hề để con phải chịu bất kỳ sự bất công nào. Chúng tôi dành cho con những điều tốt đẹp nhất và theo dõi con trưởng thành từng ngày và thành tích học tập của con cũng rất tốt. Dù có vất vả bao nhiêu, nhưng điều đó khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng đáng tự hào.
Khi con trai tôi tốt nghiệp Đại học và bắt đầu đi làm, chúng tôi cảm thấy rằng thời gian giao tiếp với con trở nên ít đi, các bữa ăn chúng tôi ngồi cùng nhau cũng trở nên hiếm hoi. Thậm chí tôi cố gắng trò chuyện với con nhưng rất khó khăn, điều này khiến tôi cảm thấy vợ chồng tôi và con chỉ như những người xa lạ.
Khi con trai tôi đến tuổi lấy vợ, vợ chồng tôi dùng tiền tiết kiệm để trả góp cho con một căn nhà khoảng 90m2, dù không lớn nhưng đủ cho một gia đình sinh sống sau này. Nhà đã được thanh toán và chuẩn bị sửa sang thì con dâu tương lai lại không hài lòng vì căn nhà không gần trường học. Vì điều này, con trai và con dâu tỏ rõ sự không hài lòng nên vợ chồng tôi thống nhất sẽ trợ cấp cho chúng 200.000 NDT (khoảng 700 triệu đồng) sau khi cưới.
Cuộc sống hôn nhân của con trai tôi đã ổn định, con dâu đã mang thai nhưng lại gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mặc dù tôi đã cố gắng mua hoa quả cao cấp để giao đến nhà cho con tẩm bổ nhưng vẫn không nhận được thiện cảm từ con dâu. Tôi muốn đến nhà chăm sóc con dâu nhưng cả hai vợ chồng con trai đều không chấp nhận. Do đó, tôi đã đề xuất trợ cấp 2000 NDT mỗi tháng để con trai tôi mua đồ bổ sung dinh dưỡng cho con dâu.
Cuối cùng, khi con dâu tôi hạ sinh cháu trai đã phải nằm viện vài ngày. Tôi, với tư cách mẹ chồng, phải chăm sóc cô ấy một thời gian. Nhưng không ngờ rằng sau khi sinh, con dâu lại trở nên khó chăm sóc hơn, dù tôi cố gắng hết sức nhưng vẫn nhận đủ chỉ trích, phàn nàn từ con. Lúc đó, tôi mới nhận ra rằng việc làm mẹ chồng thực sự khó khăn.
Hết thời gian nghỉ thai sản, chúng tôi đã thảo luận với vợ chồng con trai về việc giúp đỡ nuôi dưỡng cháu nhưng con dâu tôi quyết không đồng ý. Cô ấy lý giải: "Bố mẹ đã già rồi, cách nuôi dạy của thế hệ trước không phù hợp và có thể gây lạc lối cho đứa trẻ, vì vậy chúng con sẽ thuê một bảo mẫu để chăm sóc cháu".
Tôi nghĩ rằng đây là một sự lãng phí tiền bạc! Khoản lương của con trai và con dâu cũng không cao, nếu phải trả thêm 3000 NDT cho việc thuê bảo mẫu, chúng sẽ rất khó khăn về kinh tế. Nhưng tôi không thể khuyên bảo chúng được.
Khi con trai lấy vợ, chúng tôi vẫn còn nợ tiền nhà, phải sống tiết kiệm để trả nợ và hỗ trợ gia đình con trai. Khi mới trả nợ xong, chồng tôi phát hiện mình mắc ung thư xương. Đó thực sự là cú sốc lớn đối với 2 vợ chồng nhưng dù tốn bao nhiêu tiền, tôi quyết tâm chữa trị cho ông ấy.
Tôi tính nhờ con trai và con dâu cho mượn tiền để trị bệnh nhưng chúng lại tàn nhẫn nói: "Bệnh này không chữa được, nó như một cái hố hút tiền không đáy vậy!". Nhìn thấy và nghe thái độ của con trai, tôi tức giận bật khóc, tát con hai cái rồi quyết định tự mình xoay sở. Nhưng rồi dù rất cố gắng nhưng chồng tôi bẫn qua đời, và tôi rất đau buồn về điều đó.
Sau khi chồng tôi qua đời, dù không nhận được sự quan tâm từ con trai và con dâu, việc cháu trai thường xuyên đến thăm là niềm an ủi lớn nhất của tôi. Cháu trai lớn lên và trúng tuyển vào một trường Đại học danh tiếng, tôi rất mừng. Tôi không thể ngồi yên, nhanh chóng đến ngân hàng rút 1000 NDT (hơn 3.500.000 đồng) để chúc mừng cháu.
Khi tôi đưa tiền, con dâu có vẻ không vui nhưng không nói gì. Tối đó, cháu trai mang tiền đến trả và nói: "Bà ơi, mẹ cháu bảo số tiền này không cần, bà giữ lại để nghỉ hưu."
Nghe xong, tôi cảm thấy rất khó chịu. Tôi nói với cháu: "Đây là tiền bà nội cho cháu, cháu cứ nhận lấy". Tôi cố gắng đưa tiền cho cháu nhưng cháu vẫn từ chối, rồi mở cửa chạy đi. Sau khi cháu trai rời đi, lòng tôi rối bời, dù số tiền không nhiều nhưng đó là tấm lòng của tôi. Tôi quyết định phải làm sáng tỏ mọi thứ.
Sau khi gọi điện cho con trai, hắn nói với tôi: "Mẹ ơi, con có thể làm gì với số tiền ít ỏi này? Con cần 8000 để mua điện thoại mới cho con trai con khi vào đại học. Số tiền mẹ đưa, mẹ cứ giữ lại để lúc ốm đau". Tôi sừng sỡ cúp máy, không tin được những gì mình vừa nghe là lời nói của người con trai yêu quý của tôi.
Cả ngày hôm đó, tôi trằn trọc mãi không thể ngủ, cảm thấy những hy sinh, quan tâm và giúp đỡ của vợ chồng tôi cho con trai cuối cùng chỉ nhận lại sự bất hiếu. Tôi nhận ra rằng dù tôi quan tâm chúng đến đâu cũng vô ích. Vì vậy, tôi nghĩ rằng hãy luôn tử tế với chính mình trước hết, sức khỏe của mình quan trọng hơn hết, không nên phụ thuộc vào con cái.
Theo 163.com