VCCI lo ngại việc đánh thuế cổ tức cổ phiếu ngay khi chia sẽ khiến nhà đầu tư chịu áp lực tài chính, rủi ro thanh khoản và giảm động lực nắm giữ dài hạn.
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức tăng 7,2% từ ngày 1/1/2026. Nếu thông qua, lần tăng này sẽ sớm hơn thông lệ nửa năm và cao hơn 1,2 điểm % so với kỳ trước.
Ngân hàng Nhà nước mới đây lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Nghị định 24 về kinh doanh vàng với nhiều điểm đáng chú ý. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, phải thay đổi mạnh mẽ hơn thì tình trạng nhốn nháo của thị trường mới chấm dứt.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá, hiện tại nhiều quy định trong sản xuất, kinh doanh, phân phối rượu, thuốc lá mang tính áp đặt và không cần thiết, tạo gánh nặng thủ tục cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng muốn được cấp phép sản xuất vàng miếng phải có vốn điều lệ lần lượt 1.000 tỷ và 50.000 tỷ đồng trở lên. Các chuyên gia có quan điểm trái chiều về quy định đang lấy ý kiến này.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa “không muốn lớn” do lo ngại rủi ro, chi phí và thủ tục hành chính phức tạp, trong khi người dân có tiền lại chọn gửi tiết kiệm thay vì đầu tư kinh doanh. Chủ tịch VCCI kỳ vọng, Nghị quyết 68 sẽ phá vỡ rào cản tâm lý này.
Trong góp ý gửi Bộ Công Thương về dự thảo Nghị định sửa đổi về kinh doanh xuất khẩu gạo, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ ra nhiều quy định làm khó doanh nghiệp xuất khẩu gạo, mang tư duy “không quản được thì cấm”.
"Nếu mỗi sáng thức dậy, lãnh đạo địa phương đều tự hỏi mình có thể làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân thì đó mới là cải cách thực sự”, ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng Thư ký VCCI nhấn mạnh.
Trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam vẫn chủ yếu tham gia ở những công đoạn giá trị thấp như gia công, lắp ráp - nơi lợi nhuận mỏng, dễ bị thay thế và ít có quyền đàm phán. Muốn bứt phá, không chỉ đầu tư máy móc mà doanh nghiệp cần tư duy mới.
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân tạo ra những bước ngoặt về tư duy, trong nhìn nhận về vai trò và sứ mệnh của doanh nghiệp tư nhân. Nghị quyết 68 nhấn mạnh “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia”.
Bình luận về quan điểm của Nghị quyết này, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định Nghị quyết số 68-NQ/TW là bước ngoặt lớn trong quá trình thể chế hóa vai trò của kinh tế tư nhân – động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, quy định như trong dự thảo hiện tại sẽ khiến người mua chịu toàn bộ rủi ro không được hoàn thuế, trong khi không phải do lỗi của bên bán.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu hút nhiều kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó.
Theo Bộ Công Thương, việc chuyển quyền cấp xuất xứ hàng hóa về bộ sẽ giúp thống nhất trong hệ thống quản lý giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử của bộ, có hệ thống hậu kiểm và phối hợp với hải quan chặt chẽ hơn, đặc biệt giảm rủi ro xuất xứ hàng hóa giả hoặc gian lận xuất xứ.
Nói về vấn đề áp thuế đối ứng của Mỹ, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế đối ứng đại trà đã tạo ra cơn địa chấn thương mại toàn cầu, báo hiệu một bước ngoặt mới cho thương mại toàn cầu.
VCCI đã tích cực gửi thư tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, đồng thời liên hệ với nhiều đối tác như Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ - ASEAN, Phòng Thương mại Los Angeles, Phòng Thương mại San Francisco… với mong muốn các bên cùng chung tay vận động chính quyền Hoa Kỳ hoãn việc áp thuế với hàng hóa từ Việt Nam.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) đã gửi thư tới Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ kêu gọi Chính quyền Tổng thống Donald Trump tạm hoãn việc áp thuế đối ứng nhằm tránh gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng xấu tới giao dịch thương mại trước đó và làm xáo trộn chuỗi logistics.
VCCI cho rằng, cần làm rõ cơ sở pháp lý để tổ chức tín dụng được áp dụng cơ chế riêng là được quyền thu giữ tài sản bảo đảm, trong khi các chủ thể khác không có quyền tương tự. VCCI đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm.
Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã gửi tới Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
Được ví như “trái tim nông nghiệp” của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm nuôi sống hàng chục triệu người và xuất khẩu hàng tỷ USD nông sản. Thế nhưng, vùng đất trù phú ấy lại đang rơi vào tình trạng “khát vốn” dai dẳng.
Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright tổ chức lễ công bố báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024.
Theo Liên đoàn thương mại công nghiệp Việt Nam, người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử hiện phần lớn là hộ, cá nhân kinh doanh nhỏ. Họ có thể dễ bị áp đặt các chính sách bất lợi và mất khả năng thương lượng nên cần có quy định bảo vệ.
VCCI đánh giá đề xuất kéo dài thời hạn nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0% đối với ô tô điện đến hết ngày 28/2/2027 là phù hợp với kinh nghiệm quốc tế.
VCCI cho rằng, việc dự thảo Nghị định quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử quy định các cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải kê khai cả chi phí kinh doanh là không cần thiết. Điều này sẽ tạo gánh nặng lớn với các cá nhân kinh doanh nhỏ do mô hình quản lý khó tách bạch.
Theo VCCI, nên duy trì quy định 3 tháng thay đổi giá điện một lần, thay vì rút ngắn về 2 tháng theo đề xuất của Bộ Công Thương, để phù hợp với thời điểm tổng hợp số liệu của ngành điện.
Theo biên bản ghi nhớ, các doanh nghiệp hội viên của VCCI sẽ được hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, ưu tiên các giải pháp xanh đến từ các thương hiệu Việt Nam như VinFast và các dịch vụ khác của Vingroup (VIC).
Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị Bộ Công Thương bổ sung thêm các chính sách phát triển nguồn thủy điện tích năng và nguồn điện từ chất thải, trong đó quan tâm đến vấn đề cơ chế giá điện.
Nhấn mạnh quan điểm mức cá nhân nợ thuế từ 10 triệu đồng bị cấm xuất cảnh là quá thấp, VCCI đề xuất cá nhân nợ thuế từ 200 triệu đồng, đại diện doanh nghiệp từ 1 tỷ đồng sẽ bị cấm xuất cảnh.