Giai đoạn đầu tiên của dự án sẽ đầu tư khoảng 100 triệu USD để xây dựng nhà máy với tổng diện tích 32.000m2.
tổng diện tích 32.000m2
Ngày 11/5, Ecovance Việt Nam đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất nhựa phân hủy sinh học PBAT (Polybutylene Adipate Terephthlate) tại Khu công nghiệp Đình Vũ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng.
Ecovance Việt Nam, một liên doanh giữa tập đoàn hóa chất SKC (Hàn Quốc) và Công ty PBAT An Phát - một công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (mã cổ phiếu APH - sàn HoSE), đã chính thức khởi động dự án này.
Nhà máy PBAT của Ecovance Việt Nam được thiết kế với công suất lên đến 70.000 tấn PBAT và được xem là nhà máy sản xuất có quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay, theo đại diện của An Phát Holdings.
“Việc góp vốn với SKC để xây dựng nhà máy sản xuất nhựa sinh học PBAT là một bước đi chiến lược và đã được tính toán kỹ nhằm đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững mà Tập đoàn đã đề ra. Thông qua dự án này, chúng tôi kỳ vọng, An Phát Holdings sẽ góp phần vào việc đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu PBAT trên toàn cầu, hiện thực hóa mục tiêu phát triển xanh, đưa phát thải ròng về bằng về ‘0’ mà chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đông thế giới”, đại diện Tập đoàn An Phát Holdings cho biết.
Theo kế hoạch, giai đoạn đầu tiên của dự án sẽ đầu tư khoảng 100 triệu USD để xây dựng nhà máy với tổng diện tích 32.000m2. Dự kiến vào quý III/2025, nhà máy này sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Phối cảnh Nhà máy sản xuất nguyên liệu phân hủy sinh học công nghệ cao Ecovance |
>> Một đại gia Ấn Độ đang 'nhắm tới' dự án mà 'vua thép' Trần Đình Long muốn rót tiền tại Phú Yên
Ecovance Việt Nam cũng đã thông báo sẵn sàng cho việc mở rộng quy mô sản xuất ra toàn cầu, bằng cách tăng sẵn quỹ đất để phục vụ cho việc đầu tư mở rộng.
PBAT là một nguyên liệu nhựa có đủ các tính năng vật lý cần thiết mà không gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, điều mà khó có loại nhựa nào có được. Các nhà nghiên cứu cho biết PBAT là một giải pháp đơn giản và kinh tế nhất để tạo ra các sản phẩm phân hủy sinh học, thay thế cho các sản phẩm nhựa truyền thống.
Hiện thị trường PBAT đang phát triển sôi động trên toàn cầu khi nhu cầu về PBAT tăng mạnh tại nhiều quốc gia. Dự báo đến năm 2026, PBAT có thể chiếm 30% tổng dung lượng thị trường nhựa phân hủy sinh học toàn cầu và đạt hơn 2 triệu tấn.
Theo đại diện của An Phát Holdings, việc đầu tư cùng SKC để xây dựng nhà máy sản xuất nhựa sinh học PBAT là một bước đi chiến lược và đã được tính toán kỹ lưỡng nhằm đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững mà tập đoàn đã đề ra. Thông qua dự án này, An Phát Holdings cũng có thể cung cấp nguồn cung PBAT cho các sản phẩm nhựa thân thiện môi trường của mình và mở rộng phân phối nguyên liệu xanh tại thị trường trong nước.
Theo tìm hiểu, An Phát Holdings đã quan tâm và đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nhựa sinh học trong gần 10 năm qua. Năm 2015, An Phát Holdings đã nhập khẩu PBAT từ nước ngoài để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Đến năm 2018, tập đoàn này đã ra mắt thương hiệu AnEco tại Việt Nam, tuy nhiên gặp phải một số trở ngại về giá thành sản phẩm so với các sản phẩm nhựa truyền thống.
>> Quảng Bình 'rục rịch' tìm nhà đầu tư cho dự án khu đô thị hơn 466 tỷ đồng
Chủ tịch Nhựa An Phát Xanh: Mảng sản phẩm xanh sẽ giúp chúng tôi bứt phá và chiếm lĩnh thị trường
Lý do ông Nguyễn Lê Thăng Long từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT tại An Phát Holdings