Theo Viện nghiên cứu Beike, khi doanh số thị trường nhà ở Trung Quốc chạm mức thấp chưa từng thấy trong bối cảnh Evergrande vỡ nợ, thì bất động sản ảo đang là một loại tài sản "hot".
Nghệ sĩ Huang Heshan bắt đầu xây dựng những ngôi nhà ảo theo một dự án nghệ thuật của anh. Khi tài sản ảo bắt đầu bùng nổ, anh này đã bán những ngôi nhà ả với mức giá rất "thật".
Dự án TooRichCity của Huang, là một thành phố ảo được lãnh đạo bởi một người đàn ông hói không có thật. Nơi này có rất nhiều toà tháp lung linh được xây dựng từ bê tông 3D, những cửa hàng nhỏ bé mà Huang thiết kế dựa theo cảnh quan ở một số thành phố cấp thấp và làng mạc Trung Quốc.
Ban đầu, nghệ sĩ này coi TooRichCity là một "tài sản trí tuệ", có thể được nhượng quyền sang những bộ phim điện ảnh hay truyền hình. Tuy nhiên, những thứ này lại trở thành một loại tài sản sinh lợi khi anh đưa "thành phố" lên metaverse để chuẩn bị cho 1 sự kiện vào tháng 7.
Theo đó, Huang đã bán 310 "ngôi nhà" dưới dạng NFT chỉ trong 2 ngày với giá 400.000 tệ (63.000 USD). Khách hàng của anh chủ yếu là những người mua trẻ tuổi. Mỗi người mua đều nhận được giấy chứng nhận bất động sản và lời mời tham gia nhóm dành cho chủ đất trên WeChat giống bất kỳ người mua nhà nào ở Trung Quốc. Sự khác biệt ở đây là chủ sở hữu bất động sản trong TooRichCity lại chưa thể tự trải nghiệm, ngoại trừ chiêm ngưỡng chúng qua những bức tranh.
Theo Viện nghiên cứu Beike, khi doanh số thị trường nhà ở Trung Quốc chạm mức thấp chưa từng thấy trong bối cảnh Evergrande vỡ nợ, thì bất động sản ảo đang là một loại tài sản "hot". Chủ đề này đã xuất hiện trên nhiều mặt báo, ví dụ China Real Estate Business đã nhắc đến "bất động sản ảo" lần đầu tiên trong một bài đăng về "10 tin tức trong ngành hot nhất năm 2021".
Hiện tại, việc Facebook đổi tên thành Meta cũng giúp thúc đẩy sự hào hứng đối với các loại hình đầu tư liên quan đến metaverse. Trong khi đó, từ "bất động sản metaverse" vẫn là một thuật ngữ có định nghĩa chưa rõ ràng. Những fan hâm mộ mong chờ một ngày có thể sở hữu bất động sản trong thế giới ảo như trong bộ phim "Ma trận". Hiện tại, thị trường này bao gồm mọi thứ từ hình ảnh của các ngôi nhà được giao dịch dưới dạng NFT cho đến nhà thực tế ảo trong game.
Phần lớn sự hào hứng đối với bất động sản ảo được thúc đẩy bởi sự thành công của Decentraland và The Sandbox, những thế giới ảo cung cấp cho người dùng quyền mua đất và tự điều chỉnh như chơi game, lưu giữ trên blockchain.
Các dự án do công ty Mỹ phát triển đã thu hút những khoản đầu tư ấn tượng từ một số người nổi tiếng, bao gồm rapper Snoop Dogg và JJ Lin. Những thương vụ này cũng tạo ra sự chú ý ở Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, một số nhà đầu tư nổi tiếng ở Hong Kong như Adrian Cheng của New World Development và Sun Hui Kang Properties, cũng mua bất động sản trên The Sandbox.
Hiện tại, ngày càng nhiều người Trung Quốc tranh nhau mua bất động sản ở Decentraland và The Sandbox. Carson, một nhà đầu tư Trung Quốc của The Sandbox từ những ngày đầu cho biết, loại hình bất động sản này đang thu hút 3 kiểu người đặc biệt. Theo đó, những kiểu người đó gồm những kẻ cơ hội, nhà đầu tư và những người hay lý tưởng hoá. Carson cho biết thêm, chủ sở hữu của các khu đất trong The Sandbox và Decentraland có thể sử dụng chúng để xây dựng một thế giới theo ý thích.
Mặc dù vậy, không phải toàn bộ người Trung Quốc điều có thể tiếp cận thế giới này. Việc mua đất trên những nền tảng như The Sandbox cần tiền điện tử, tuy nhiên, loại tiền này đã bị Bắc Kinh cấm từ tháng 9/2021. Do đó, họ cần có mạng ảo riêng và tài khoản ngân hàng nước ngoài để mua.
Đối với nhóm người có khả năng mua, các NFT bất động sản cho đến nay đã chứng tỏ khả năng sinh lợi. Trong hai tháng cuối năm 2021, giá đất trong The Sandbox đã tăng hơn 13 lần từ 1.175 USD lên 15.612 USD. Hiện vẫn chưa rõ các nhà đầu tư Trung Quốc đã đổ bao nhiêu tiền vào lĩnh vực này.
Dù không thể mua được các ngôi nhà ảo trên The Sandbox do không tiếp cận được tiền điện tử, nhà đầu tư Trung Quốc vẫn nghĩ ra cách để mua nhà ảo. Hu Qiaohao sở hữu một bất động sản ảo có "view" hướng về Trái đất với giá chỉ khoảng 3.000 tệ gồm 1 phòng ngủ, 1 phòng khách và tủ lạnh nhỏ có hình ảnh 3D những đồ uống yêu thích của anh. Đây là một không gian được tạo ra bởi startup thực tế ảo Pico Interactive có trụ sở tại Bắc Kinh, vừa được ByteDance chi 5 tỷ NDT mua lại.
Tại Honnverse, một game trên điện thoại mô phỏng cuộc sống ở Trung Quốc, những ngôi nhà 3D đã được một số người bán lại trên ứng dụng mua bán đồ cũ, với giá 980 tệ hay 999 tệ. Trong khi đó, Xianyu, một người dùng đến từ tỉnh Quảng Đông niêm yết giá một biệt thự ảo bên bờ biển với giá 2.999 tệ.
Cổ phiếu của công ty mẹ Honnverse là In My Show đã tăng mạnh sau khi CEO Li Meng công bố một bức thư về triển vọng tương lai của metaverse. Nhưng sự bùng nổ lại không kéo dài khi Sở chứng khoán và giao dịch Thượng Hải cáo buộc công ty lừa dối nhà đầu tư vì mô tả kế hoạch bao gồm cả các kênh không chính thức. Xianyu đã nhanh chóng xoá toàn bộ sản phẩm trên nền tảng, bao gồm cả căn biệt thự trên.
Bên cạnh những khó khăn về chính sách của Trung Quốc, chủ sở hữu bất động sản ảo cũng không thực sự hiểu biết về công nghệ này. Chen Dongyao, trợ lý giáo sư tại Đại học Giao thông Thượng Hải cho hay: "Chúng ta vẫn còn cách metaverse rất xa. Trải nghiệm nhập vai chỉ là một những chìa khoá quan trọng còn thiếu."
Những thiếu sót đang dần được cải thiện khi ngày càng nhiều người tham gia sáng tạo và phát triển ngành này. Song, công nghệ này vẫn không thể thu hút người dùng trừ khi họ có thể đến xem. Do đó, các công ty metaverse đang đẩy mạnh tìm kiếm những người sáng tạo nội dung. Nhóm của nghệ sĩ Huang đang thảo luận với The Sandbox và Decentraland để đưa TooRichCity lên một nền tảng hỗ trợ blockchain, nhằm giúp người mua nhà có thể tham quan khu bất động sản và khu dân cư của họ.