Tại Pakistan, mọi người có thể mua một chiếc xe mới, lái nó trong nhiều năm và bán lại với giá cao hơn giá gốc. Do vậy, xe hơi đang trở thành tài sản được săn lùng như là một công cụ chống lạm phát hiệu quả.
Những tín hiệu báo động của ô tô trong thời kì lạm phát
Các nhà sản xuất ô tô đang cảnh báo về sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ ở châu Âu và Bắc Mỹ trong bối cảnh nhiều chuyên gia cho rằng người tiêu dùng đang phải trả giá cao hơn và có xu hướng dành tiền cho các mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu.
Mặc dù một số thương hiệu hạng sang như Ferrari và Mercedes đã nâng dự báo doanh số bán hàng do nhu cầu tiếp tục cao đối với các mẫu xe siêu sang, nhưng triển vọng của phần lớn ngành công nghiệp ô tô là ảm đạm.
Cho đến nay, các nhà sản xuất ô tô vẫn bảo vệ lợi nhuận bằng cách tăng giá, nhưng lạm phát gia tăng mạnh ở Bắc Mỹ và châu Âu có thể khiến việc thực hiện điều đó trở nên khó khăn hơn.
Lạm phát ở châu Âu và Hoa Kỳ đã tăng vọt trong những tháng gần đây và các ngân hàng trung ương cảnh báo mức đỉnh có thể được lập trong vài tháng tới, khiến tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn. Điều này, kéo theo lạm phát lan rộng ra toàn cầu.
Quốc gia Nam Á như Pakistan vốn đang quay cuồng với tình trạng nguồn dự trữ tiền tệ ngày càng cạn kiệt và lạm phát tăng nhanh nhất trong gần 5 thập kỷ. Hiện Pakistan lại phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực sau khi những trận mưa xối xả nhấn chìm một phần ba đất nước và phá hủy mùa màng.
Dù ô tô cũ, nhưng khi bán tại Pakistan vẫn lãi 65%
Theo WSJ, Pakistan là một quốc gia có thị trường ô tô kì lạ. Bạn có thể mua một chiếc xe mới, lái trong nhiều năm và bán lại với giá cao ngất ngưởng.
Muhammad Rameez, trưởng bộ phận bán hàng của Công ty Foundation Securities, cho biết ông đã mua chiếc hatchback (biến thể của sedan) mới từ một đại lý của Suzuki Motor vào năm 2019.
Sau ba năm sử dụng với tổng quãng đường di chuyển là 12.000 km, Rameez định giá nó cao hơn 65% so với giá gốc. Theo Công ty Optimus Capital Management, một chiếc Toyota Corolla mua mới với giá 2 triệu rupee (8.766 đô la Mỹ) cách đây 5 năm có thể bán lại trên thị trường xe cũ với giá 3,2 triệu rupee, tăng 60% so với trước khi điều chỉnh lạm phát.
Đồng rupee giảm giá, thị trường bảo hộ và lạm phát cao góp phần làm tăng giá trị ô tô và tạo thị trường điên rồ đối với những chiếc xe đã qua sử dụng. Các bên trung gian, thường được gọi là “nhà đầu tư” và đại lý ô tô, đã mua xe mới với số lượng lớn và bán chúng với giá cao. Để được giao xe nhanh, người mua phải trả thêm cho các bên trung gian này một loại phí, khiến giá bán xe cao hơn giá niêm yết.
Tại Chợ Morr ở khu phố New Karachi, rất nhiều những chiếc ô tô cũ đã được giao dịch vào mỗi tối chủ nhật với hàng triệu rupee. Thậm chí vé vào khu vực này (có sức chứa khoảng 2.000 xe) có giá khoảng 300 rupee nhưng vẫn có rất nhiều người mua vé và các con đường gần đó cũng không kém phần nhộn nhịp.
Mức sống thấp khiến thị trường của nước này trở nên nhỏ bé, với doanh số ô tô 120.000-220.000 chiếc mỗi năm trong hầu hết các năm kể từ năm 2004. Điều đó khiến việc thiết lập các nhà máy sản xuất ô tô quy mô lớn là không khả thi.
Thay vào đó, các công ty đã nhập khẩu các linh kiện, lên đến 90% của chiếc ô tô thông thường, và lắp ráp xe trong nước. Các nhà máy sẽ lắp ráp xe sau khi nhận được đơn đặt hàng, thay vì sản xuất trước để đón đầu nhu cầu, do vậy, khách hàng thường phải đợi cả năm mới nhận được xe.
Theo Công ty đầu tư thị trường cận biên Tundra Fonder, xu hướng tương tự cũng diễn ra ở các nước khác đang đối mặt với sự sụt giá tiền tệ thường xuyên.
Xem thêm: Toyota bZ4X đi lùi trên đường đua xe điện với doanh số bằng 0
Lộ diện những nền kinh tế tốt nhất thế giới năm 2024: Duy nhất một đại diện châu Á lọt top
Đại gia thủy sản miền Tây vốn nghìn tỷ bị ngân hàng rao bán tài sản