Các nhà kinh tế đều nhất trí rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tạo ra tác động lan toả tích cực đối với phần còn lại của châu Á.
Nỗi sợ suy thoái
Thái Lan công bố tăng trưởng cả năm 2022 là 2,6%, tăng so với mức 1,5% vào năm 2021. Song, tương tự như Malaysia, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại trong quý IV, theo dữ liệu do chính phủ công bố hồi đầu tháng 2.
Hoạt động xuất khẩu của Thái Lan đã thu hẹp trong năm 2022. Khối lượng máy móc, hoá chất, xe bán tải và linh kiện máy tính xuất ra nước ngoài giảm dần cho đến cuối năm.
Nữ doanh nhân Kanjariya Tantraporn ở Bangkok cho biết, chi tiêu của người dân trong nước tăng “cũng khá chậm”, một phần do lãi suất cao hơn và “đại đa số người dân đều đang mắc nợ”.
“Mọi người có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn để chuẩn bị cho nguy cơ suy thoái”, bà Tantraporn chia sẻ với SCMP.
Nữ doanh nhân đã gác lại kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh máy pha cà phê và cà phê Espressoman Supply của mình ở các thành phố khác vì lo sợ tình hình kinh tế khó lường.
"Bầu trời xanh" vẫn ở phía trước?
Nhu cầu của người tiêu dùng hạ nhiệt, lạm phát đi lên, lãi suất tăng và xuất khẩu chững lại chỉ là một vài trong số nhiều trở ngại mà các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải đối mặt trong năm nay.
Song, các nhà kinh tế đều nhất trí rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tạo ra tác động lan toả tích cực đối với phần còn lại của châu Á.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết quá trình mở cửa đột ngột của Trung Quốc “đã mở đường cho hoạt động kinh tế phục hồi nhanh hơn dự kiến”, nhờ “các mối liên kết thương mại và du lịch mạnh mẽ giữa nước này với toàn khu vực”.
Theo IMF, châu Á vẫn có tiềm năng tăng trưởng. Nền kinh tế khu vực dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 4,7% trong năm nay, cao hơn con số 1,4% ở Mỹ, 0,7% ở EU và -0,6% ở Anh.
Bà Sofia Shakil, Giám đốc cấp cao tại Quỹ châu Á, cho biết châu lục này sẽ nhìn thấy “bầu trời xanh, khả năng có vài gợn mây”.
Ông Trento của Yukino Foods có vẻ đồng tình. Ông nói: “Người ta dễ quên mất rằng lạm phát ở Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Mỹ”.
Luật sư Schneider lưu ý rằng ở châu Á, “mọi người kiếm được ít tiền hơn nhưng nhìn chung vẫn làm ra tiền”.