Bên trong 'căn biệt thự' cổ 350m2 bốn mặt giáp hồ 'độc-lạ' bậc nhất Hà Nội

08-06-2024 08:13|Quỳnh Châu

Đây là một trong những công trình biểu tượng của Hà Nội, "trái tim" của hồ Gươm và gắn với những câu chuyện thú vị mà ít người biết đến.

Là một ngọn tháp nhỏ nằm giữa hồ Hoàn Kiếm, tháp Rùa không chỉ là một biểu tượng mà còn là một chứng nhân lịch sử, huyền thoại về di sản văn hóa và lịch sử của Thủ đô. Thế nên với người Hà Nội thì hình ảnh tháp Rùa có lẽ đã trở thành một phần ký ức quen thuộc, gắn liền từ khi thơ bé đến lúc về già. Với những du khách chỉ ghé thăm Thủ đô thì tháp Rùa, hồ Gươm là những địa điểm chắc chắn ai cũng muốn ghé thăm.

Tháp Rùa được xem là

Tháp Rùa được xem là "trái tim của Hồ Gươm", một trong những biểu tượng của Hà Nội. Ảnh: ST

Được xây dựng năm 1884-1886, tháp có 4 tầng, nằm trên gò Rùa rộng khoảng 350m2 giữa hồ Hoàn Kiếm. Từ thời vua Lê Thánh Tông, trên gò Rùa đã có điếu đài làm nơi cho nhà vua ra câu cá, ngâm vịnh thơ ca. Sang thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời Nguyễn thì không còn dấu tích.

Tháp nằm trên gò đất nhỏ giữa hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Báo Vietnamnet

Tháp nằm trên gò đất nhỏ giữa hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Báo Vietnamnet

Sau này, khi quân Pháp chiếm đóng Hà Nội, nhiều người dân quanh hồ Gươm xiêu tán cả. Lúc này, Bá hộ Kim (tên thật là Nguyễn Ngọc Kim) nổi lên như một trung gian giữa người dân bản địa và chính quyền thực dân. Nhìn thấy vị trí đắc địa của gò Rùa giữa hồ, bá hộ Kim nảy sinh ý định biến nơi đây thành "huyệt đất phát vương" và âm mưu đặt mộ cha mẹ mình vào đó.

Kiến trúc tháp Rùa luôn khiến du khách cảm thấy tò mò. Ảnh: ST

Kiến trúc tháp Rùa luôn khiến du khách cảm thấy tò mò. Ảnh: ST

Năm 1886, Nguyễn Ngọc Kim đã xin phép chính quyền thực dân xây dựng một tòa tháp trên gò Rùa với tên gọi ban đầu là tháp Bá hộ Kim. Tương truyền, ông ta sắp xếp đưa hài cốt phụ mẫu ra đặt sẵn vào gò từ trước, nhưng hôm sau khởi công thì hai bộ xương đã bị bới tung lên, vứt xuống hồ rồi. Bá hộ Kim cũng không thể làm gì ngoài im lặng vờ như không có chuyện gì xảy ra. Đây cũng chỉ là câu chuyện truyền miệng, hoàn toàn không có ghi chép chứng thực.

Cận cảnh kiến trúc của tháp Rùa. Ảnh: Báo Xây dựng

Cận cảnh kiến trúc của tháp Rùa. Ảnh: Báo Xây dựng

Các cửa của tháp được mở ra có đỉnh nhọn như nhà thờ Thiên chúa giáo. Ảnh: Báo Xây dựng

Các cửa của tháp được mở ra có đỉnh nhọn như nhà thờ Thiên chúa giáo. Ảnh: Báo Xây dựng

Bệ thờ ở tầng 1. Ảnh: Báo Xây dựng

Bệ thờ ở tầng 1. Ảnh: Báo Xây dựng

Về mặt kiến trúc, tháp thể hiện sự kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông - Tây. Hai tầng dưới được thiết kế với các ô cửa vòm theo phong cách nhà thờ phương Tây, trong khi tầng trên cùng lại mang đậm dấu ấn truyền thống với mái cong, đầu đao và hình ảnh lưỡng long chầu nhật. Tuy nhiên, tháp Rùa nhận được nhiều đánh giá trái chiều về mặt kiến trúc. Từ điển Địa danh lịch sử Việt Nam (NXB Văn hóa thông tin, năm 1998) cho rằng "tháp không có giá trị nghệ thuật", trong khi từ điển mở Wikipedia nhận định "đây là một sự kết hợp thất bại giữa hai nền kiến trúc Đông - Tây".

Cũng trong thời kỳ Pháp thuộc đó, trên đỉnh tháp Rùa có một bức tượng Nữ Thần Tự Do phiên bản nhỏ hơn của nước Mỹ. Người dân Hà Nội vẫn châm biếm gọi nó là tượng bà đầm xòe. Sang thập niên 1950, tượng đã bị phá bỏ và nay không còn dấu tích gì.

Ngoài hai tên gọi trên, công trình này còn có tên gọi là Quy Sơn Tháp (tháp Núi Rùa). Được biết, bên trong tháp, sát tường phía Tây có một ban thờ nhưng không ai biết thờ ai và có từ bao giờ. Bức tường phía Đông của tầng ba lại có dòng chữ Quy Sơn Tháp. Tương truyền đây là nơi cụ rùa hồ Gươm thường lên nghỉ ngơi, phơi nắng. Cái tên Quy Sơn Tháp này chắc hẳn nhiều người còn chưa từng nghe qua, nhưng được nhiều chuyên gia công nhận là tên gọi của tháp Rùa.

Phố phường Hà Nội nhìn từ tháp Rùa. Ảnh: Thái Lộc/Báo Tuổi Trẻ

Phố phường Hà Nội nhìn từ tháp Rùa. Ảnh: Thái Lộc/Báo Tuổi Trẻ

140 năm đã trôi qua, tháp Rùa vẫn sừng sững giữa lòng hồ Gươm bất chấp những thay đổi của cuộc sống và thời đại. Trên đỉnh tháp Rùa, cờ Tổ quốc tung bay lồng lộng giữa lòng Hà Nội , tạo cho ai khi đi qua đều có cảm giác tự hào về Thủ đô yêu dấu.

Hình ảnh Tháp Rùa về đêm lung linh huyền ảo. Ảnh: ST

Hình ảnh Tháp Rùa về đêm lung linh huyền ảo. Ảnh: ST

Dần dần, tháp Rùa cũng đi vào thơ ca, nhạc họa. Thật khó quên hình ảnh tháp trong tranh "Phố" của cố danh hoạ Bùi Xuân Phái, với tà áo dài bên hồ Gươm, xa xa nghiêng bóng tháp Rùa trong nắng sớm. Hay bản tráng ca "Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi, hoặc "Nhớ Về Hà Nội" của Hoàng Hiệp, cũng như "Gửi người em gái miền Nam" của Đoàn Chuẩn-Từ Linh… Tất cả đều gắn bó với hình ảnh tháp Rùa với những câu ca giàu cảm xúc, thân thương, ấm áp lạ thường.

Việt Nam sắp chính thức có thêm tuyến du lịch đường sông ngay tại trung tâm Hà Nội

Vẻ đẹp hùng vĩ của cao nguyên đá đẹp nhất Việt Nam được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, cách Hà Nội hơn 300km

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ben-trong-can-biet-thu-co-350m2-bon-mat-giap-ho-doc-la-bac-nhat-ha-noi-d124603.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bên trong 'căn biệt thự' cổ 350m2 bốn mặt giáp hồ 'độc-lạ' bậc nhất Hà Nội
    POWERED BY ONECMS & INTECH