Theo Oxford Economics, các biện pháp trừng phạt có thể làm “bốc hơi” tới 6% GDP của Nga.
Nga đang là nhà cung cấp 1/6 tổng lượng hàng hóa toàn cầu và là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới.
Cụ thể, Nga sản xuất 10% lượng dầu toàn cầu và cung cấp 40% lượng khí đốt cho châu Âu. Nước này cũng là nhà xuất khẩu phân bón, nhà sản xuất nickel và palladium hàng đầu; nước xuất khẩu thép và than đá lớn thứ ba và nước xuất khẩu gỗ lớn thứ năm thế giới.
Trong khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm đến gần 80% tài sản ngân hàng ở Nga thì việc Moskva bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT được đánh giá sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn.
Tác động thực sự của việc Nga bị “phong tỏa” trên mọi thị trường, từ hàng hóa đến tài chính nằm ở vai trò của nền kinh tế này trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, đặt ra những rủi ro mới cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Oxford Economics nhận định, các biện pháp trừng phạt có thể làm “bốc hơi” tới 6% GDP của Nga.
Theo các chuyên gia, những công ty quốc tế có sự hiện diện lớn ở Nga cũng đang như “ngồi trên đống lửa”. Đồng rúp (ruble) mất giá mạnh so với đồng USD được cho là sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của các doanh nghiệp trên thị trường Nga.
Do quan hệ ràng buộc, đặc biệt là về nhiên liệu, cùng nguy cơ từ những biện pháp đáp trả của Moskva, các nền kinh tế châu Âu được dự báo sẽ gặp khó khăn.
Trong đánh giá mới nhất, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng việc Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine khiến mức dự báo tăng trưởng 4% cho khu vực này trở nên không chắc chắn.
Trong khi đó, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Philip Lane nhận định, xung đột Nga - Ukraine có thể làm GDP của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm khoảng 0,3 - 0,4 điểm phần trăm trong 2022.
Ông Claudio Borio – Giám đốc Bộ phận kinh tế và tiền tệ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho biết, "căng thẳng Nga - Ukraine leo thang đã làm gia tăng mạnh những bất ổn kinh tế và diễn tiến của nó sẽ trở thành nhân tố chi phối, ảnh hưởng đến các thị trường”.
Ông cũng nhấn mạnh, lạm phát tăng vọt đã đặt ra nhiều vấn đề đối với các ngân hàng trung ương về việc có nên tăng lãi suất hay không và tăng đến mức nào khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau thời gian áp dụng các biện pháp hạn chế để chống đại dịch COVID-19.
Theo Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2020 của Nga trị giá 1483,50 tỷ đô la Mỹ. Giá trị GDP của Nga chiếm 1,31% nền kinh tế thế giới.
Hành động liên tiếp của Mỹ có thể 'giáng đòn' trực diện vào trụ cột trọng yếu của kinh tế Nga
Tổng thống Putin thừa nhận một điểm yếu ‘chí mạng’ trong nền kinh tế Nga