Cận cảnh công trình làm từ hơn 2.000m3 gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, mất 12 năm để trùng tu, sơn son thếp vàng lại toàn bộ nội thất

02-11-2023 15:01|Quỳnh Châu

Công trình khiến du khách choáng ngợp với nhiều hạng mục nội thất được sơn son thếp vàng với số tiền gần 40 tỷ đồng.

Chính điện Lam Kinh (thuộc Khu di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Nơi đây được khởi công tu bổ, tôn tạo từ năm 2010. Công trình nằm trên diện tích hơn 1.600m2, là một trong những công trình quan trọng, bề thế ở khu trung tâm di tích Lam Kinh. Sau 12 năm phỏng dựng và tôn tạo, tháng 4/2022, chính điện Lam Kinh đã chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Cận cảnh công trình làm từ hơn 2.000m3 gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, mất 12 năm để trùng tu, sơn son thếp vàng lại toàn bộ nội thất

Công trình có kết cấu khung gỗ lim 6 hàng cột, vì chồng rường giá chiêng; trang trí hoa văn trên bề mặt cấu kiện gỗ hình rồng, các linh vật và hoa lá thời Lê chạm trổ tinh xảo. Chính điện Lam Kinh sau khi phục dựng, tu bổ đã trở thành công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất và phức tạp nhất tại tỉnh Thanh Hóa, với khối lượng gỗ lim hơn 2.000m3. Mái chính điện lợp ngói mũi hài phục chế bằng đất nung; trang trí mặt ngói hình hoa sen, trang trí diềm mái hoa văn lá đề bằng đất nung; ngói lót trang trí mặt trong (giữa hai rui) hình chữ Thọ...

Cận cảnh công trình làm từ hơn 2.000m3 gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, mất 12 năm để trùng tu, sơn son thếp vàng lại toàn bộ nội thất

Chính điện Lam Kinh hình chữ Công, gồm Tiền điện - Quang Đức (với ý nghĩa là tài cao, đức độ của vua Lê Thái Tổ sẽ muôn đời tỏa sáng); Trung điện - Sùng Hiếu (tôn sùng đạo hiếu) và Hậu điện - Diên Khánh (vun đúc sự tốt lành của vương triều nhà Lê).

Điều đặc biệt, khi tham quan Chính điện Lam Kinh, nhiều du khách không khỏi choáng ngợp với những đồ thờ, nội thất được dát vàng.

Cận cảnh công trình làm từ hơn 2.000m3 gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, mất 12 năm để trùng tu, sơn son thếp vàng lại toàn bộ nội thất

Tại khu vực Trung điện - Sùng Hiếu (tôn sùng đạo hiếu), du khách sẽ được tận mắt chiêm bái ngai vua và nhiều nội thất dát vàng với khối lượng lớn.

Cận cảnh công trình làm từ hơn 2.000m3 gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, mất 12 năm để trùng tu, sơn son thếp vàng lại toàn bộ nội thất

Trong khu Hậu điện, một chiếc long sàng được bài trí tại khu vực chính giữa. Long sàng được thiết kế bằng khung gỗ, sơn son, dát vàng tỉ mỉ.

Cận cảnh công trình làm từ hơn 2.000m3 gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, mất 12 năm để trùng tu, sơn son thếp vàng lại toàn bộ nội thất

Các chân cột đèn và nhiều tủ đựng đồ dùng cá nhân, linh vật Nghê bài trí trong chính điện cũng được sơn son, dát vàng...

Cận cảnh công trình làm từ hơn 2.000m3 gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, mất 12 năm để trùng tu, sơn son thếp vàng lại toàn bộ nội thất
Cận cảnh công trình làm từ hơn 2.000m3 gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, mất 12 năm để trùng tu, sơn son thếp vàng lại toàn bộ nội thất

Theo sử sách, Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của Anh hùng dân tộc Lê Lợi - người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ Nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt.

Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên; là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

Cận cảnh công trình làm từ hơn 2.000m3 gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, mất 12 năm để trùng tu, sơn son thếp vàng lại toàn bộ nội thất

Trải qua hàng trăm năm, những công trình kiến trúc Hậu Lê ở Lam Kinh gần như chỉ còn lại phế tích là những nền móng, lăng mộ. Tuy nhiên, đến nay nhiều hạng mục di tích đã được nghiên cứu, bảo tồn, phục dựng.

Năm 1962, di tích lịch sử Lam Kinh được xếp hạng cấp quốc gia. Đến năm 1994, Chính phủ phê duyệt dự án trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Lam Kinh với tổng giá trị dự án hơn 200 tỷ đồng. Từ đó đến nay, gần 30 hạng mục công trình trong Khu di tích đã được bảo tồn, tôn tạo, phục hồi, tránh được sự hoang phế, từng bước khôi phục lại diện mạo Lam Kinh xưa.

Cận cảnh công trình làm từ hơn 2.000m3 gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, mất 12 năm để trùng tu, sơn son thếp vàng lại toàn bộ nội thất

Năm 2012, Khu di tích Lam Kinh được Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.

* Ảnh: Tham khảo Báo Pháp luật TP HCM, Arttimes, Cùng Phượt.

Cận cảnh ngôi nhà sàn 200 tỷ được làm từ gỗ lim nguyên khối lớn nhất Việt Nam của đại gia Điện Biên

Cận cảnh căn dinh thự 137 tuổi, rộng 1.400m2 bề thế nhất vùng Nam Kỳ xưa

Cây cầu vượt sông 340 tỷ dài nhất trên Quốc lộ 1 đoạn qua miền Trung, từng dài thứ nhì Đông Dương, là biểu tượng của một thành phố biển

Ba ngọn núi huyền tích, được xem là các "huyệt đạo" thiêng nhất của Việt Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/can-canh-cong-trinh-lam-tu-hon-2000m3-go-lim-ky-vi-nhat-viet-nam-mat-12-nam-de-trung-tu-son-son-thep-vang-lai-toan-bo-noi-that-208816.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cận cảnh công trình làm từ hơn 2.000m3 gỗ lim kỳ vĩ nhất Việt Nam, mất 12 năm để trùng tu, sơn son thếp vàng lại toàn bộ nội thất
POWERED BY ONECMS & INTECH