Bất động sản

Công trình là biểu tượng huy hoàng của triều Nguyễn xưa: Bộ khung 100 cột hoàn toàn từ gỗ lim, là tổ hợp 9 lầu hợp thành

Hải Đăng 22/07/2025 22:30

Công trình kiến trúc này gồm 9 ngôi lầu với 2 tầng, có kiến trúc đồng nhất, đã từng qua 3 lần trùng tu với chi phí hàng trăm triệu đồng.

Nằm nép mình yên bình bên bờ Bắc sông Hương, TP. Huế là lầu Ngũ Phụng - một trong những công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất của triều Nguyễn, hiện vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Lầu Ngũ Phụng nằm ở phía trên cửa Ngọ Môn, nằm ở mặt Nam của Hoàng thành Huế và phía trước điện Thái Hòa.

Dưới thời vua Gia Long, nơi đây là đài Nam Khuyết, phía trên là điện Càn Nguyên với 2 cửa Tả Đoan và Hữu Đoan. Năm 1833, vua Minh Mạng đổi làm 5 cửa, trong đó ở giữa là Ngọ Môn, hai cửa hai bên gọi là tả Giáp môn, hữu Giáp môn, hai cửa Khuyết môn tả, hữu, phía trên xây lầu Ngũ Phụng.

>> Căn biệt thự bỏ hoang bên dòng sông nghìn năm tuổi đất cố đô: Từng là nơi ở của hoàng thái hậu cuối cùng triều Nguyễn, nay hoang tàn nhếch nhác

Công trình là biểu tượng huy hoàng của triều Nguyễn xưa: Bộ khung 100 cột hoàn toàn từ gỗ lim, là tổ hợp 9 lầu hợp thành- Ảnh 1.
Toàn cảnh lầu Ngũ Phụng. Ảnh: Báo Lao Động

Cái tên lầu Ngũ Phụng được cho xuất phát từ điển tích xưa, khi nhìn từ xa, lầu có hình dáng hệt như 5 con chim phượng hoàng đang đậu liền nhau. Có lẽ vì thế mà nơi đây được đặt lên là lầu Ngũ Phụng.

Lầu Ngũ Phụng được thiết kế gồm 5 tòa lầu chính và 4 tòa lầu phụ, được chia làm 3 dãy xếp thẳng góc với nhau.

Công trình là biểu tượng huy hoàng của triều Nguyễn xưa: Bộ khung 100 cột hoàn toàn từ gỗ lim, là tổ hợp 9 lầu hợp thành- Ảnh 2.
Toàn bộ các cột chống của lầu đều được làm từ gỗ lim chắc chắn. Ảnh: Internet

Trong số đó, dãy chính của lầu chính là phần giữa, tức là nằm ở "đáy" chữ U. Tại dãy chính giữa này, phần trung tâm chính là một tòa lầu được thiết kế 3 gian 2 chái, có chiều cao nổi bật hơn hẳn các ngôi lầu còn lại tại lầu Ngũ Phụng.

Hai dãy bên cánh của lầu Ngũ Phụng gồm 2 tòa lầu chính và một tòa lầu phụ. Toàn bộ 9 ngôi lầu trong tổng thể cấu trúc được liên kết với nhau một cách vô cùng khéo léo, từ hệ thống khung nhà đến phần mái lợp.

Công trình là biểu tượng huy hoàng của triều Nguyễn xưa: Bộ khung 100 cột hoàn toàn từ gỗ lim, là tổ hợp 9 lầu hợp thành- Ảnh 3.
Bên trong lầu được thiết kế tinh xảo. Ảnh: Internet

Một trong những điểm độc đáo là chỉ có duy nhất tòa lầu chính sẽ được lợp ngói hoàng lưu ly (ngói ống vàng), còn 8 tòa lầu còn lại đều được lợp bằng ngói thanh lưu li màu xanh.

Điều này cũng lý giải vì sao dân gian có câu ca:

"Ngọ Môn năm cửa chín lầu,

Một lầu vàng tám lầu xanh ba cửa thẳng hai cửa quanh".

Lầu Ngũ Phụng được xây dựng trên nền cao 1.114m và xây ngay trên phần nền đài vốn đã cao 5m. Vì thế, lầu Ngũ Phụng sở hữu chiều cao ấn tượng.

Công trình là biểu tượng huy hoàng của triều Nguyễn xưa: Bộ khung 100 cột hoàn toàn từ gỗ lim, là tổ hợp 9 lầu hợp thành- Ảnh 4.
Phần mái của lầu được thiết kế ấn tượng. Ảnh: Internet

Phần nền của lầu toàn bộ đều được xây bó vỉa vô cùng chắc chắn bằng gạch vồ và đá thanh, phần mặt nền cũng được lát hoa xi măng kiểu Pháp.

Bộ khung của lầu Ngũ Phụng vô cùng chắc chắn khi được chống bởi 100 cây cột được làm hoàn toàn từ gỗ lim, được sơn son thếp vàng.

Trong số 100 cây cột này có 48 cây cột được làm xuyên qua 2 tầng vô cùng chắc chắn.

Hệ thống cột vô cùng chắc chắn khi có thể đỡ được toàn bộ 9 bộ mái lớn của lầu, đứng vững sau nhiều trận bão.

Công trình là biểu tượng huy hoàng của triều Nguyễn xưa: Bộ khung 100 cột hoàn toàn từ gỗ lim, là tổ hợp 9 lầu hợp thành- Ảnh 5.
Công trình được xem là biểu tượng vàng son của triều Nguyễn. Ảnh: Internet

Liên quan đến số 100 cây cột tại lầu Ngũ Phụng, nhiều người cho rằng đây là con số tổng của Hà Đồ và Lạc Thư trong kinh dịch, đây được xem là biểu tượng của sự hài hòa "âm dương nhất thể", là sức mạnh trăm họ, đồng thời cũng là biểu tượng "dân vi bản" của các triều vua thời nhà Nguyễn.

Đa phần các tầng lầu bên dưới của lầu Ngũ Phụng hiện đều được để trống, trừ tòa nhà chính giữa là được trang bị hệ thống cửa kiểu "thưởng kính hạ bản" ở mặt trước và che ván vách ở các mặt lại. Điều này nhằm đảm bảo sự kín đáo cho nơi thiết ngự tọa của vua khi ngồi dự lễ.

Dọc hai bên cánh được bố trí theo nguyên tắc truyền thống "tả chung hữu cổ" nên gian góc trái của bên cánh chữ U có đặt một chiếc chuông, trong khi gian bên phải đặt một chiếc trống.

Chiếc trống ngày nay hiện đã được phục chế, trong khi chiếc chuông vẫn nguyên vẹn với chiều cao 4 thước, năng 815kg. Chiếc chuông này được vua Minh Mạng sai đúc vào năm 1822.

Toàn bộ hệ thống cửa sổ ở đây cùng hệ thống lan can con được làm hoàn toàn từ gỗ và gạch hoa đúc rỗng xung quanh nền đài, điều này giúp tổng thể kiến trúc lầu Ngũ Phụng trở nên hài hòa, thanh thoát.

Phần mái của lầu Ngũ Phụng được trang trí tinh xảo, công phu. Phần bờ nóc và bờ quyết được trang trí hình rồng, giao đắp bằng vôi sữa và sành sứ, tương tự điện Thái Hòa.

Công trình là biểu tượng huy hoàng của triều Nguyễn xưa: Bộ khung 100 cột hoàn toàn từ gỗ lim, là tổ hợp 9 lầu hợp thành- Ảnh 6.
Sau nhiều lần trùng tu, nhiều hạng mục tại lầu Ngũ Phụng tiếp tục xuống cấp và đang chờ được nâng cấp lại. Ảnh: Báo Người Lao Động

Giữa bờ nóc tòa lầu là bình hồng lô bằng pháp lam có màu sắc rực rỡ. Dải bờ nóc ở ngay bên dưới được trang trí bằng ô thơ và vật quý trong bát bửu, hoa lá biểu tượng cho tứ quý.

Các ô khác thuộc bờ nóc, bờ quyết và các đầu hồi của mái lầu cũng được trang trí với vô số các hình ảnh về rồng, giao, dơi ngậm kim tiền...

Theo thông tin mới đây trên báo Người Lao Động, ngày 17/7, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đã đăng tải quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thi công công trình lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn- Đại nội Huế, hạng mục lau chùi, bảo quản và sơn son lại các cấu kiện gỗ bị bong tróc của Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế.

Theo kế hoạch, gói thầu này có giá trị hơn 401 triệu đồng, được lấy từ nguồn thu phí tham quan di tích được để lại năm 2025 của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế.

Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế còn chi khoảng 46 triệu đồng cho việc lập bản vẽ và dự toán, thẩm định giá, giám sát thi công của di tích lầu Ngũ Phụng...

Trong giai đoạn từ năm 2012-2019, Công trình Ngọ Môn, trong đó có lầu Ngũ Phụng đã từng trải qua 2 giai đoạn trùng tu với tổng kinh phí hơn 80 tỷ đồng.

Chỉ sau 4 năm khai thác, phần sơn son thếp vàng tại lầu Ngũ Phụng đã không còn giữ được vẻ rực rỡ ban đầu.

Thời điểm giữa tháng 5/2025, theo ghi nhận trên báo Người Đưa Tin, nhiều chi tiết tại lầu Ngũ Phụng đã xuất hiệu xuống cấp nghiêm trọng: Các cột gỗ lim, nẹp, trần, lan can... bị bạc màu, loang lổ và tróc sơn, gây ảnh hưởng lớn đến mỹ quan tổng thể của di tích.

>> Cảnh hoang hóa khu ký túc xá bỏ hoang hơn một thập kỷ sắp được 'hồi sinh' thành nhà công vụ

Công trình đặc biệt kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của Đèo Cả: Khánh thành đúng dịp 40 năm thành lập tập đoàn

Công trình cao nhất tại siêu sân bay Long Thành chính thức đạt dấu mốc quan trọng

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/cong-trinh-la-bieu-tuong-huy-hoang-cua-trieu-nguyen-xua-bo-khung-100-cot-hoan-toan-tu-go-lim-la-to-hop-9-lau-hop-thanh-202250717134542219.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Công trình là biểu tượng huy hoàng của triều Nguyễn xưa: Bộ khung 100 cột hoàn toàn từ gỗ lim, là tổ hợp 9 lầu hợp thành
    POWERED BY ONECMS & INTECH