Sức khoẻ

Cặp vợ chồng trẻ mắc ung thư cùng lúc: Nguyên nhân đến từ loại trái cây độc gấp 68 lần asen, bác sĩ cảnh báo "phá hủy mô gan nghiêm trọng"

Hải Yến 15/11/2023 21:02

Loại trái cây độc gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan nghiêm trọng.

Ngày 14/11, trang tin Sohu của Trung Quốc đưa tin về một sự kiện đầy cảm động, liên quan đến một cặp vợ chồng trẻ đến từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, cùng lúc phát hiện mắc bệnh ung thư gan. Thông tin này ngay lập tức thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.

Empty

Theo thông tin được đăng tải, đôi vợ chồng này là chủ một cửa hàng trái cây. Vì muốn tiết kiệm, họ thường ăn những quả cây bị hỏng hoặc mốc một phần, những quả mà gia đình không thể bán đi được Có lúc, họ thường cắt bỏ phần bị mốc và chỉ ăn phần còn lại. Cho đến khi họ bắt đầu có dấu hiệu của bệnh như ốm sốt, đau bụng và da bắt đầu chuyển sang màu vàng, họ mới quyết định đến bệnh viện để kiểm tra. Kết quả từ siêu âm và các xét nghiệm khác đã chỉ ra rằng cả hai đều mắc bệnh ung thư gan.

Empty

Sau khi được thông báo về thói quen ăn uống độc hại này của cặp đôi, các bác sĩ tại bệnh viện đã lên tiếng cảnh báo, nhấn mạnh rằng việc tiêu thụ trái cây bị hỏng mốc là một thói quen có thể mang đến những hậu quả tai hại cho sức khỏe. Thông điệp này được đưa ra nhằm hướng dẫn mọi người nên chú ý đến chất lượng của thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cá nhân.

>> 3 thói quen ăn uống "cực kỳ nguy hiểm" của người trẻ: Cần bỏ ngay nếu không muốn 'phá hủy' bao tử, rước bệnh ung thư

Ăn trái cây đã hỏng có thể gây ung thư gan?

Khi nghe về câu chuyện của cặp vợ chồng mắc ung thư do ăn trái cây hỏng, nhiều người bày tỏ sự ngạc nhiên, vì hầu như ai cũng từng thực hiện hành động tương tự, đặc biệt là trong các gia đình có người già hoặc người trung niên có xu hướng tiết kiệm.

Theo các chuyên gia y tế tại Bệnh viện tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), khi trái cây bị héo, thối hoặc xuất hiện nấm mốc, chúng sẽ mất đi hương vị tự nhiên, giảm chất dinh dưỡng và thậm chí gây rối loạn tiêu hóa.

Empty

Vi sinh vật gây hại thường xâm nhập vào trái cây, tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm Penicillium và Aspergillus. Những chủng nấm này khiến trái cây bị mốc và thối.

Nấm Aspergillus sản xuất độc tố aflatoxin, có độc tính gấp 68 lần so với asen và 10 lần so với kali xyanua, có thể gây hại nặng cho gan. Nhiễm phải aflatoxin, kết hợp với các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe ban đầu, yếu tố gia đình, và thói quen sinh hoạt, đã đưa đến tình trạng ung thư gan của cặp vợ chồng trẻ.

Bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng trong trường hợp trái cây bị mốc, chất độc hại thường đã xâm nhập sâu bên trong. Ngay cả khi loại bỏ phần thối, không thể đảm bảo phần còn lại không chứa chất độc hại. Những chất độc này thường không thể nhìn thấy bằng mắt và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Do đó, nếu phát hiện trái cây bị hỏng, quyết liệt nhất là vứt bỏ toàn bộ.

Empty

Bên cạnh trái cây mốc, các chuyên gia y tế cũng khuyên rằng nếu hạt có vị đắng, nên tránh ăn. Mặc dù các loại hạt có lợi cho sức khỏe, nhưng khi chúng trở nên đắng, có khả năng bị nhiễm độc tố aflatoxin, đặc biệt là đậu phộng và hạnh nhân. Ngoài ra, cũng nên tránh ăn gạo có "mùi mốc," chuyển màu vàng hoặc xanh lá cây, vì chúng dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin, đặc biệt là trên thực phẩm giàu tinh bột.

Khi ăn trái cây nên lưu ý:

- Đầu tiên, khi chọn trái cây, hãy ưu tiên lựa chọn những trái cây tươi, cuống còn giữ màu xanh.

Không nên mua trái cây đã được cắt sẵn, vì không thể đảm bảo vết cắt không bị nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, việc kiểm tra xem trái cây có được lấy từ những quả bị thối mốc một phần, giữ lại phần lành để bán không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Empty

- Thứ hai, trước khi tiêu thụ trái cây, hãy rửa chúng thật sạch để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng và các hóa chất trừ sâu còn sót lại. Sau khi rửa bằng nước sạch, hãy nhớ gọt vỏ trước khi ăn.

- Thứ ba, tránh mua trái cây trái mùa. Các loại trái cây trái mùa thường phải được bảo quản bằng cách tiêm thuốc để giữ đến khi mùa và để bán với giá cao hơn. Hoặc trái cây có thể được tiêm thuốc kích chín dù chúng còn non. Cả hai trường hợp đều có thể chứa chất formaldehyde gây hại, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Empty

- Cuối cùng, hạn chế mua hoa quả có màu sắc quá rực rỡ. Việc giữ độ tươi ngon thường đòi hỏi việc ngâm hoa quả trong các loại thuốc bảo quản, có thể chứa formaldehyde. Chất này có thể thấm sâu vào phần thịt của hoa quả, tăng nguy cơ gây bệnh nếu bạn tiêu thụ chúng thường xuyên.

Lưu ý rằng một số loại trái cây nhiệt đới như chuối, xoài không thích hợp để bảo quản ở nhiệt độ thấp. Chúng chỉ nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng và tiêu thụ càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng.

>> Ăn trái cây khi đói có tốt không?

7 loại siêu trái cây giúp kháng viêm, ngừa ung thư, quả cuối cùng chỉ Đông Nam Á có

5 loại trái cây không nên ăn khi bị ốm kẻo rước độc vào người, thậm chí gây tử vong

4 loại trái cây tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cap-vo-chong-tre-mac-ung-thu-cung-luc-nguyen-nhan-den-tu-loai-trai-cay-doc-gap-68-lan-asen-bac-si-canh-bao-pha-huy-mo-gan-nghiem-trong-d111499.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cặp vợ chồng trẻ mắc ung thư cùng lúc: Nguyên nhân đến từ loại trái cây độc gấp 68 lần asen, bác sĩ cảnh báo "phá hủy mô gan nghiêm trọng"
POWERED BY ONECMS & INTECH