Xã hội

Cây cầu vượt cạn 2.200 tỷ dài nhất xứ Thanh với 30 nhịp, nối liền hai huyện ven biển

Khả Vy 22/07/2024 21:09

Hạng mục xây dựng cầu đang vượt tiến độ trước 6 tháng so với kế hoạch.

Cầu Lạch Trường dài 1.321m bắc qua sông Lạch Trường, nối liền hai huyện ven biển Hậu Lộc và Hoằng Hóa, được xem là cây cầu vượt cạn và vượt sông dài nhất tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Thống kê cho thấy chưa có cầu nào do địa phương xây dựng trên địa bàn có chiều dài từ 1.200m trở lên. Cầu dài nhất trước đó là cầu Nguyệt Viên vượt sông Mã, có chiều dài 1.045m.

Cầu Lạch Trường dài 1.321m bắc qua sông Lạch Trường, nối liền hai huyện ven biển Hậu Lộc và Hoằng Hóa, Thanh Hoá Ảnh: Báo điện tử Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh

Cầu Lạch Trường dài 1.321m bắc qua sông Lạch Trường, nối liền hai huyện ven biển Hậu Lộc và Hoằng Hóa, Thanh Hoá Ảnh: Báo điện tử Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh

Cây cầu này là một hạng mục quan trọng thuộc dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa với tổng chiều dài 23,72km, quy mô đường giao thông cấp III đồng bằng.

Dự án có tổng mức đầu tư 2.242 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 1.100 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Việc xây dựng cầu Lạch Trường góp phần hoàn thiện tuyến đường bộ ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, kết nối các khu vực trong tỉnh Thanh Hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đây được xem là cây cầu vượt cạn và vượt sông dài nhất tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Ảnh: Báo điện tử Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh

Đây được xem là cây cầu vượt cạn và vượt sông dài nhất tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Ảnh: Báo điện tử Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh

Tuyến đường ven biển Nga Sơn - Hoằng Hóa dài 23,72km góp phần kết nối giao thông hai huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa, bao gồm 4 cây cầu: Cầu Mỹ Liên, cầu Lạch Sung, cầu Nam Khê và cầu Lạch Trường. Trong số này, cầu Lạch Trường chính là điểm nhấn nổi bật với chiều dài 1.321m, vượt qua cả sông và cạn, trở thành cây cầu dài nhất trên tuyến đường ven biển này.

Vị trí của cầu Lạch Trường nằm tại Km 18+390, bắc qua sông Lạch Trường, thuộc địa phận xã Hòa Lộc (huyện Hậu Lộc) và xã Hoằng Yến (huyện Hoằng Hóa). Cây cầu này được khởi công xây dựng vào tháng 1/2022 và dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2024.

Cây cầu này được khởi công xây dựng vào tháng 1/2022 và dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2024. Ảnh: Báo điện tử Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh

Cây cầu này được khởi công xây dựng vào tháng 1/2022 và dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2024. Ảnh: Báo điện tử Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh

Cầu Lạch Trường được thiết kế với tổng cộng 30 nhịp sử dụng dầm Super T và đúc hẫng. Trong đó, có một nhóm dầm hộp 3 nhịp liên tiếp và 27 nhịp dẫn đơn giản sử dụng dầm Super T làm từ bê tông cốt thép dự ứng lực.

Theo hồ sơ thiết kế, các nhịp dẫn của cầu có mặt cắt ngang bao gồm 5 dầm Super T được đặt cách nhau 2,3m, chiều cao mỗi dầm là 1,75m. Gối cầu được trang bị gối chậu thép cho các dầm tại các trụ cầu, kèm hệ thống khe co giãn được thực hiện thông qua khe ray và bản thép kiểu răng lược.

Cầu Lạch Trường được thiết kế với tổng cộng 30 nhịp sử dụng dầm Super T và đúc hẫng. Ảnh: Báo Người Lao Động

Cầu Lạch Trường được thiết kế với tổng cộng 30 nhịp sử dụng dầm Super T và đúc hẫng. Ảnh: Báo Người Lao Động

Cầu được xây dựng bắc qua sông Lạch Trường, là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, phần lớn cầu vượt cạn trên cánh đồng nuôi trồng thủy hải sản của người dân hai huyện. Cây cầu này mang ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của hai địa phương.

Cây cầu này mang ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của hai địa phương. Ảnh: VnEconomy

Cây cầu này mang ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của hai địa phương. Ảnh: VnEconomy

Vì lòng sông Lạch Trường rộng và mùa mưa lũ khiến mực nước dâng cao, các đơn vị đã dựa vào các tính toán thủy văn và quy định đê điều để thiết kế cầu vượt cạn và vượt sông, đảm bảo an toàn cho công trình và không ảnh hưởng đến dòng chảy của sông. Hạng mục xây dựng cầu Lạch Trường đang vượt tiến độ trước 6 tháng so với kế hoạch.

>> Tuyến đường qua cầu cạn cao nhất Việt Nam dài gần 14km, vốn đầu tư nghìn tỷ, kết nối với khu du lịch quốc gia ở Tây Bắc

'Siêu' cầu cạn từng giữ ‘ngôi vương’ cao nhất thế giới: Uốn lượn trên mây ở độ cao 270m, vừa xây xong đã xác lập 3 kỷ lục Guinness

Cây cầu cạn được xây dựng bởi 11 triệu viên gạch, hoạt động bền bỉ suốt gần 200 năm, nay trở thành điểm check-in thu hút du khách

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cay-cau-vuot-can-2200-ty-dai-nhat-xu-thanh-voi-30-nhip-noi-lien-hai-huyen-ven-bien-d128359.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cây cầu vượt cạn 2.200 tỷ dài nhất xứ Thanh với 30 nhịp, nối liền hai huyện ven biển
    POWERED BY ONECMS & INTECH