ChatGPT vừa là áp lực vừa là động lực phát triển của các doanh nghiệp công nghệ

15-02-2023 21:15|Linh Đan

Samsung Electronics và SK hynix dự kiến sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới nổi như ChatGPT.

ChatGPT đẩy các ông lớn AI vào thế bị động

Google, Facebook... đã xây dựng chatbot thông minh từ lâu nhưng tỏ ra cẩn trọng không công bố rộng, cho đến khi ChatGPT xuất hiện và khiến họ bất ngờ.

Thế giới vốn tràn ngập đủ các loại AI chatbot, nhưng công nghệ này chưa hoàn thiện, liên tục gây tranh cãi và lo ngại. Chúng được huấn luyện bằng lượng lớn dữ liệu từ Internet và học cách mô phỏng cách nói chuyện của người, nhưng đi kèm nguy cơ phản ánh điều tồi tệ trên mạng, phát tán thông tin sai lệch, phân biệt giới tính...

ChatGPT là một "Chatbot" hoặc "Dịch vụ AI đàm thoại" do Công ty OpenAI có trụ sở tại Mỹ ra mắt vào tháng 11/2022. Không giống như các dịch vụ AI dựa trên trò chuyện trước đây, ChatGPT đã chứng kiến sự gia tăng bùng nổ về nhu cầu trên toàn thế giới bởi tạo cảm giác như đang nói chuyện với một người thực, có kiến thức sâu rộng về nhiều chủ đề khác nhau.

ChatGPT vừa là áp lực vừa là động lực phát triển của các doanh nghiệp công nghệ

Năm 2015, Microsoft thử nghiệm công khai chatbot Tay trên Twitter. Nó được thiết kế để nói chuyện như một thiếu niên, nhưng nhanh chóng được người dùng "dạy" cách chửi bậy, kích động, phân biệt chủng tộc, đến mức bị Microsoft thu hồi chỉ sau một ngày.

Tháng 8/2022, Meta, công ty mẹ của Facebook, cũng gặp vấn đề tương tự khi cho thử nghiệm giới hạn BlenderBot3. Chatbot này tuyên bố Donald Trump vẫn là Tổng thống Mỹ, thậm chí chê "ông chủ" Mark Zuckerberg là người xấu, lắm tiền nhưng mặc quần áo giống hệt nhau. Yann LeCun, chuyên gia AI của Meta, thừa nhận BlenderBot không tạo được sức hấp dẫn như ChatGPT do Meta "cẩn trọng quá mức trong việc kiểm soát nội dung", hướng dẫn chatbot né tránh các chủ đề quá nhạy cảm.

Bên trong Google cũng có một chatbot thông minh từng dậy sóng cộng đồng dù chỉ được thử nghiệm nội bộ. Đó là LaMDA. Blake Lemoine, cựu chuyên gia AI của Google, gọi LaMDA là "đứa trẻ được tạo từ một tỷ dòng code". Sau một tháng chat với công cụ, ông kết luận AI này "có nhận thức". Tuy nhiên, Google sau đó đã sa thải ông. Brian Gabriel, phát ngôn viên

Bản thân OpenAI cũng bị chỉ trích vì sự thiên kiến, phân biệt chủng tộc và vi phạm bản quyền với Dall-E 2. Công ty thừa nhận họ chỉ phát hành ChatGPT ra công chúng cuối năm ngoái như một "giải pháp tình thế" sau khi một số dự án chatbot thất bại và hoàn toàn bất ngờ vì nó quá phổ biến.

Các ông lớn AI buộc phải thay đổi

ChatGPT cho thấy cách AI có thể đạt được khả năng ở cấp độ con người thông qua tiến bộ công nghệ. Dịch vụ này cũng đã thúc đẩy những tập đoàn công nghệ thông tin (CNTT) như Microsoft và Google tung ra các dịch vụ AI được thương mại hóa.

Trên thực tế, ChatGPT không chỉ tạo ra những thay đổi tại các công ty CNTT mà còn mang lại lợi ích to lớn cho các nhà sản xuất chất bán dẫn bộ nhớ thông qua việc mở rộng các loại ứng dụng dựa trên AI khác nhau, chẳng hạn như nhận dạng giọng nói, dịch thuật, lái xe tự động và phân loại hình ảnh.

Samsung và SK hynix hiện đã phát triển hoặc cung cấp các sản phẩm để đáp ứng sự phát triển bùng nổ của thị trường bán dẫn bộ nhớ cho các dịch vụ AI. Công cụ theo dõi thị trường Gartner gần đây đã ước tính quy mô của thị trường chip AI sẽ tăng từ mức 22 tỷ USD (năm 2020) lên 86,1 tỷ USD vào năm 2026.

Vào tháng 10/2022, Samsung, nhà sản xuất chip bộ nhớ hàng đầu thế giới, đã kết hợp với công ty thiết kế chip AMD có trụ sở tại Mỹ để phát triển công nghệ HBM-PIM kết hợp chip bộ nhớ với bộ xử lý AI. Công nghệ này có hiệu suất trung bình cao gấp hai lần và giảm mức tiêu thụ năng lượng xuống còn 1/2 so với các đơn vị xử lý đồ họa (GPU) thông thường.

ChatGPT vừa là áp lực vừa là động lực phát triển của các doanh nghiệp công nghệ

SK hynix cũng đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chip bộ nhớ hiệu năng cao bằng cách cung cấp chip HBM3 (có dung lượng lớn và tốc độ xử lý dữ liệu được cải thiện) của mình cho một công ty thiết kế chip hàng đầu toàn cầu kể từ tháng 6/2022.

ChatGPT vừa là áp lực vừa là động lực phát triển của các doanh nghiệp công nghệ

Không chỉ ChatGPT và Bard của Google mà hiện các công ty Hàn Quốc cũng đang nghiên cứu tung ra các dịch vụ AI đàm thoại của riêng họ. Các công ty công nghệ Hàn Quốc tin rằng dịch vụ của họ (hướng đến người dùng sử dụng tiếng Hàn) sẽ tốt hơn các dịch vụ sử dụng tiếng Anh.

Naver, một công ty internet hàng đầu tại Hàn Quốc, ngày 3/2 vừa qua cho biết sẽ triển khai dịch vụ AI đàm thoại của riêng mình mang tên "SearchGPT" ngay trong nửa đầu năm 2023 nhằm mang lại trải nghiệm tìm kiếm trên web thuận tiện hơn cho người dùng. Công ty cũng đã thiết lập quan hệ đối tác với Samsung vào tháng 12/2022 để cùng phát triển các giải pháp bán dẫn AI.

ChatGPT chính thức có mặt trên iPhone

ChatGPT 'sập', hàng chục nghìn người bức xúc vì không thể truy cập

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chatgpt-vua-la-ap-luc-vua-la-dong-luc-phat-trien-cua-cac-doanh-nghiep-cong-nghe-169600.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    ChatGPT vừa là áp lực vừa là động lực phát triển của các doanh nghiệp công nghệ
    POWERED BY ONECMS & INTECH