Chi tiết 6 tuyến đường sắt sắp được triển khai tại thành phố đông dân nhất Việt Nam
Mạng lưới đường sắt tại thành phố này sẽ mở rộng với các tuyến kết nối đến 4 tỉnh lân cận.
TP. HCM được xác định là đầu mối giao thương hàng hoá, kết nối các thị trường góp phần giảm chi phí logistics cả nước so với tổng sản phẩm nội địa 10-15%.
Hiện nay, kết nối giao thông giữa TP. HCM với 7 tỉnh lân cận chủ yếu mới chỉ dựa vào một số tuyến đường cao tốc. Theo Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt tại thành phố sẽ mở rộng với các tuyến kết nối đến 4 tỉnh lân cận.
Cụ thể, thành phố sẽ hình thành mới 6 tuyến đường sắt kết nối vùng và khu vực: tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, dài 14km; tuyến đường sắt TP. HCM - Cần Thơ (kết nối các tỉnh ĐBSCL); tuyến TP. HCM - Tây Ninh (mở ra cơ hội kết nối thương mại quốc tế); tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành (nhằm kết nối với sân bay quốc tế Long Thành); tuyến đường sắt TP. HCM - Lộc Ninh (kết nối Campuchia, góp phần phát triển hệ thống đường sắt xuyên Á); tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.
Tuyến TP. HCM - Cần Thơ
Thông tin từ báo Lao Động, dự án đường sắt TP. HCM - Cần Thơ có tổng số vốn hơn 9 tỷ USD, đi qua 6 địa phương, dự kiến khởi công trước năm 2030 và vận hành từ năm 2035.
Tuyến đường sắt này dài hơn 175km, với 33,2km đi qua TP. HCM. Tuyến kết nối từ ga An Bình (TP. Dĩ An, Bình Dương) đến ga Cái Răng (TP. Cần Thơ), sử dụng đường đôi khổ 1.435mm.
Giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và phê duyệt dự án sẽ diễn ra từ năm 2026 đến năm 2027, với mục tiêu khởi công xây dựng trước năm 2030. Dự án sẽ bắt đầu vận hành và khai thác từ năm 2035.
Tuyến TP. HCM - Lộc Ninh
Tuyến đường sắt từ ga An Bình (Bình Dương) đến biên giới Việt Nam - Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư, Bình Phước) có chiều dài 128km.
Trong đó, đoạn từ Dĩ An đến Chơn Thành sẽ xây dựng đường đôi, còn đoạn Chơn Thành đến Lộc Ninh là đường đơn, khổ 1.435mm. Tuyến này hứa hẹn tăng cường giao thương với Campuchia và khu vực Đông Nam Á.
Thông tin từ báo Dân Trí, tổng mức đầu tư ước tính cho dự án khoảng 59.560 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng chiếm 21.294 tỷ đồng, chi phí xây dựng là 16.415 tỷ đồng, chi phí thiết bị là 8.001 tỷ đồng, và các chi phí khác là 13.850 tỷ đồng.
Tuyến TP. HCM - Tây Ninh
Tuyến đường sắt bắt đầu tại ga An Bình (TP. Dĩ An) và kết thúc tại ga Bàu Bàng (huyện Bàu Bàng), với tổng chiều dài hơn 53km, chạy qua 5 thành phố của tỉnh Bình Dương như Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, Tân Uyên, Bến Cát và huyện Bàu Bàng.
>> Vị trí dự kiến xây hầm chui 2.300 tỷ kết nối 4 tuyến vành đai trọng yếu của Thủ đô
Ban quản lý các công trình giao thông Bình Dương cho biết, đơn vị này đã phối hợp các sở, ngành địa phương và cơ quan chuyên môn của bộ GTVT lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng tuyến đường sắt Bàu Bàng - An Bình thuộc tuyến đường sắt TP. HCM - Lộc Ninh.
Tuyến Thủ Thiêm - Long Thành
Đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành được quy hoạch là tuyến đường sắt có chức năng vận chuyển hành khách như một tuyến đường sắt đô thị nhưng kết nối liên vùng. Tuyến đường sắt kết nối từ ga Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) đến sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), dài 37,35km.
Đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành được quy hoạch là tuyến đường sắt có chức năng vận chuyển hành khách như một tuyến đường sắt đô thị nhưng kết nối liên vùng. Đường sắt được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa. Tốc độ thiết kế với vận tốc 120km/h trên chính tuyến và 90km/h trong hầm.
Theo quy mô đầu tư được đề xuất, dự án có sơ bộ tổng mức đầu tư gần 85.000 tỷ đồng, tương đương hơn 3,4 tỷ USD (không bao gồm lãi vay). Thời gian khởi công dự án dự kiến trong năm 2026, hoàn thiện đưa vào khai thác năm 2030.
Tuyến chuyên dụng ra cảng Hiệp Phước
Cảng Hiệp Phước - Nhà Bè là một trong những cảng biển nổi tiếng tại TP. HCM. Với sự phát triển không ngừng, cảng Hiệp Phước được đưa vào quy hoạch đô thị, trở thành cửa ngõ giao thương trung chuyển hàng hóa quan trọng của khu vực phía Nam.
Tuyến đường sắt chuyên dụng này có chiều dài khoảng 38km, kết nối trực tiếp với khu vực cảng Hiệp Phước sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm áp lực cho giao thông đường bộ và thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng Hiệp Phước.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
TP. HCM là điểm kết thúc của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Theo Sở GTVT TP. HCM, tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn TP sẽ chạy song song với cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây và sẽ băng qua nút giao thông An Phú trên đường Mai Chí Thọ trước khi rẽ vào ga Thủ Thiêm.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua TP. HCM dài khoảng 14km. Đặc biệt, đoạn TP. HCM - Nha Trang dài 370km. Tuyến bắt đầu từ ga Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức), chạy song song với cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, kết thúc tại ga Nha Trang (Khánh Hòa).
Sở GTVT TP. HCM đang đề xuất Bộ GTVT tập trung quy hoạch ga Thủ Thiêm trở thành ga trung tâm cho cả đường sắt cao tốc Bắc - Nam và tuyến Thủ Thiêm - Long Thành, đảm bảo đồng bộ với tuyến Metro số 2 giai đoạn 2 (Bến Thành - Thủ Thiêm).
TP. HCM là địa phương có tổng số dân đông nhất cả nước hiện nay với hơn 9,3 triệu người, chiếm gần 10% dân số cả nước. Trong đó, có những quận, huyện có tỷ lệ dân cư đông và gấp 2 lần những tỉnh dân số thấp. Đây cũng là nơi có đầy đủ 54 dân tộc sinh sống và làm việc.
Xếp sau đó là Hà Nội với hơn 8,4 triệu dân. Đây là hai thành phố trực thuộc trung ương có dân số lớn nhất và cách biệt so với các tỉnh, thành còn lại của cả nước.
>> Đầu tư đường dây đi qua 5 huyện miền núi đưa điện từ nước láng giềng về Việt Nam
Diễn biến mới nhất dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD
Tỉnh đặt 2 nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sắp có nhà ở xã hội gần 800 tỷ