Doanh nghiệp

Chỉ với 1 câu hỏi cực kỳ đơn giản, Giám đốc Ferrari đã thoát được cú lừa Deepfake tinh vi

Hoàng Ngân 01/08/2024 - 08:19

Không chỉ với các CEO, mỗi cá nhân đều có thể áp dụng phương pháp này để tránh bị lừa.

Giữa tháng 7, một Giám đốc của Ferrari suýt bị lừa bởi một cuộc gọi deepfake giả mạo CEO Benedetto Vigna. Câu chuyện bắt đầu khi vị giám đốc nhận được một tin nhắn WhatsApp từ một người tự nhận là CEO của Ferrari, yêu cầu thảo luận về một "thương vụ kinh doanh mật". Dù tin nhắn không đến từ số liên lạc quen thuộc và ảnh đại diện có phần khác lạ, hình ảnh vẫn là của CEO Vigna trong bộ vest và cà vạt.

Tiếp sau đó, giám đốc này nhận một cuộc gọi video với hình ảnh và giọng nói rất giống ông Vigna, kẻ mạo danh viện lý do "thảo luận bí mật và lo ngại bị Trung Quốc thu thập thông tin" để giải thích việc dùng số khác. Dù hình ảnh và giọng nói thuyết phục, vị giám đốc bắt đầu nghi ngờ khi nhận ra "ngữ điệu máy móc" trong câu nói.

Chỉ với 1 câu hỏi cực kỳ đơn giản, Giám đốc Ferrari đã thoát được cú lừa Deepfake tinh vi
CEO Benedetto Vigna của Ferrari bị deepfake giả mạo. Ảnh minh hoạ

>> Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Tòa thông báo tới 35.000 nhà đầu tư trái phiếu

Để xác minh danh tính, giám đốc Ferrari hỏi: "Tiêu đề cuốn sách anh vừa giới thiệu cho tôi vài ngày trước là gì?", cuộc gọi lập tức kết thúc và số điện thoại không thể liên lạc được sau đó.

Ferrari đã mở cuộc điều tra nội bộ nhưng không bình luận về sự việc. Đây không phải lần đầu một CEO bị mạo danh bằng deepfake. Trước đó, Mark Read, CEO tập đoàn truyền thông WPP, cũng từng bị giả mạo qua cuộc gọi deepfake trên Microsoft Teams, nhưng vụ lừa đảo không thành công.

Nhưng không phải công ty nào cũng may mắn như thế, hồi đầu năm, một công ty đa quốc gia giấu tên mất 26 triệu USD sau khi những kẻ gian dùng deepfake giả mạo Giám đốc Tài chính để dụ nhân viên chuyển tiền. Tại Úc, người dân mất 8 triệu USD vì những kẻ lừa đảo sử dụng nền tảng đầu tư online và deepfake.

Rachel Tobac, CEO của SocialProof Security, khuyến nghị mọi người không nên tin tưởng các cuộc gọi yêu cầu chuyển tiền hay cung cấp thông tin tài chính. Thay vào đó, người dùng nên đặt câu hỏi mà chỉ hai người biết để xác minh danh tính.

Deepfake kết hợp giữa "deep learning" (học sâu) và "fake" (giả mạo) để tạo ra hình ảnh và giọng nói như thật, gây lo ngại về các hành vi lừa đảo. Chuyên gia an ninh mạng Stefano Zanero nhận định rằng các công cụ deepfake sẽ ngày càng tinh vi và khó nhận biết hơn trong tương lai.

>> Làm truyền thông như ông Đặng Lê Nguyên Vũ: 700 siêu xe không yêu thích chiếc nào vẫn mua thêm Ferrari California T cả Việt Nam chỉ có 3 chiếc

Lời khai của bà Trương Mỹ Lan về bữa trưa bàn chuyện lừa đảo hơn 30 nghìn tỷ

Kết thúc điều tra vụ lừa đảo, rửa tiền tại Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chi-voi-1-cau-hoi-cuc-ky-don-gian-giam-doc-ferrari-da-thoat-duoc-cu-lua-deepfake-tinh-vi-243930.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Chỉ với 1 câu hỏi cực kỳ đơn giản, Giám đốc Ferrari đã thoát được cú lừa Deepfake tinh vi
POWERED BY ONECMS & INTECH