Theo các chuyên gia, những lệnh trừng phạt áp đặt lên hệ thống tài chính của Nga là nhân tố chính dẫn đến việc chứng khoán bị bán tháo.
Sáng ngày 28/02, sau khi phương Tây quyết định gia tăng các lệnh trừng phạt lên hệ thống tài chính của Nga, Ngân hàng Trung ương Nga đã yêu cầu sở giao dịch chứng khoán Moscow đóng cửa và ngăn chặn việc bán tháo các tài sản.
Tuy nhiên ngân hàng lớn nhất nước Nga Sberbank, đang niêm yết trên sở giao dịch London lại không nằm trong "chiếc ô tránh gió" này. Theo đó, chỉ trong sáng ngày 28/2 sau khi các lệnh trừng phạt được công bố, ngân hàng này đã mất gần 80% vốn hóa.
Hãng thông tấn Bloomberg cho biết, các chứng chỉ lưu ký của ngân hàng này được giao dịch tại London đã giảm 77% vào sáng ngày 28/2. Các cổ phiếu của ngân hàng này cũng giảm hơn 90% giá trị khi rơi từ 16,09 USD về mức 1,6 USD trong cùng ngày.
Một ngân hàng lớn khác của Nga là Tinkoff cũng chứng kiến việc mất hơn 80% vốn hóa ngay trong buổi sáng đầu tuần.
Theo các thống kê từ Ngân hàng Trung ương Nga, tính đến tháng 1/2022, nước này có khoảng 333 ngân hàng đang hoạt động. Có hơn 2/3 trong số này có vốn hóa trên 1 tỷ Rouble, khối này cũng đồng thời nắm giữ hơn 95% tài sản của hệ thống ngân hàng. Đáng chú ý, tài sản của các ngân hàng ở Nga được ước tính tương đương khoảng 90% GDP của nước này.
Các chuyên gia cho rằng, việc Mỹ và các đồng minh tăng cường trừng phạt Nga, đặc biệt là những lệnh trừng phạt lên hệ thống tài chính và đưa các ngân hàng nước này ra khỏi hệ thống SWIFT chính là nhân tố chính tác động lên việc chứng khoán bị bán tháo.
Triệt phá đường dây làm giả ‘thẻ ngành’ công an, quân đội để lập hồ sơ lừa đảo vay tiền ngân hàng
Mốc 1.230 điểm cản bước VN-Index, khối ngoại mua ròng trở lại