Chống người thi hành công vụ có thể đối mặt án tù lên đến 20 năm hoặc chung thân
Tình trạng chống người thi hành công vụ gây ra nhiều thương vong cho lực lượng Công an và nỗi đau mất mát cho gia đình các cán bộ, chiến sĩ.
Theo Bộ Công an, hành vi "cản trở" người thi hành công vụ là hành vi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp bằng lời nói hoặc hành động nhằm gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ và chấp hành pháp luật của người thi hành công vụ.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 208/2013/NÐ-CP quy định hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Mức phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ được quy định tại Nghị định số 144/2021/NÐ-CP, Bộ luật Hình sự 2015.
Xử phạt vi phạm hành chính: Điều 21 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định:
- Phạt tiền từ 1-4 triệu đồng đối với hành vi môi giới hoặc hỗ trợ cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra của người thi hành công vụ.
- Phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát; đe dọa, xúc phạm danh dự người thi hành công vụ; tổ chức, kích động người khác không tuân thủ yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.
Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, người vi phạm còn phải công khai xin lỗi.
Truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc sử dụng thủ đoạn khác để cản trở người thi hành công vụ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, mức phạt tù cao nhất lên đến 7 năm.
Mức phạt đối với hành vi cản trở gây thương tích: Theo điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), hành vi gây thương tích cho người thi hành công vụ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
>> Chiêu mới giả danh CSGT xử phạt: Yêu cầu nạn nhân giữ bí mật với gia đình, nhân viên ngân hàng
Mức phạt mới nhất được đề xuất đối với xe máy thiếu còi, đèn, gương
Đề xuất mức phạt khi sử dụng thẻ căn cước, căn cước gắn chip sai quy định