Tỷ lệ dân số trưởng thành của Việt Nam có chữ ký số, chữ ký điện tử giai đoạn 2022 - 2024 đã tăng từ 3% lên 13,5%. Tuy vậy, tỷ lệ này còn xa mục tiêu trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số.
Tính đến nay, Hà Nội đã tổ chức cung cấp miễn phí gần 39.000 chữ ký số cá nhân cho người dân trên địa bàn để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch điện tử.
Một nguyên nhân dẫn đến số lượng chứng thư số cá nhân còn thấp là nhiều người dân chưa hiểu rõ lợi ích cũng như chưa biết cách sử dụng chữ ký số trong việc thực hiện các giao dịch trên mạng.
Theo đại diện Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia, với Luật Giao dịch điện tử sửa đổi mới được Quốc hội thông qua, thời gian tới, vai trò của chữ ký số sẽ được nâng cao hơn, đi sâu vào các hoạt động hằng ngày của người dân.
Nhấn mạnh chữ ký số cá nhân là 1 mảnh ghép quan trọng để người dân giao dịch trực tuyến toàn trình trên mạng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng mong VNPAY sớm tham gia vào việc phổ cập chữ ký số cá nhân cho người dân.
Cùng với việc công bố kích hoạt ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng Hue-S, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát động chiến dịch cấp chữ ký số công cộng cho người dân trên địa bàn.