HSBC đánh giá, chứng khoán toàn cầu vẫn sẽ nằm trong kịch bản tăng trưởng mạnh do việc cổ phiếu thường hoạt động tốt hơn trái phiếu khi thị trường lao động đang cải thiện.
HSBC Asset Management vừa đưa ra đánh giá về triển vọng thị trường chứng khoán quốc tế năm 2022 trong đó nhấn mạnh - lợi nhuận bội thu mà các nhà đầu tư đã được hưởng trong 18 tháng qua phần lớn là do “vay mượn từ tương lai”.
Giám đốc chiến lược toàn cầu Joseph Little của HSBC Asset Management lưu ý rằng, lợi suất trái phiếu và phần bù rủi ro đều đang giảm xuống. Phần bù rủi ro là số tiền lợi nhuận mà một tài sản mang lại cao hơn tỷ lệ hoàn vốn phi rủi ro. Do đó, lợi nhuận của nhiều loại tài sản sẽ thấp hơn so với hồi đầu năm 2021.
HSBC kỳ vọng, tăng trưởng lợi nhuận ở mức một con số do mở rộng kinh tế chậm lại do mất cân bằng cung cầu và dần dần bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Về phía cầu, 2 rủi ro chính ảnh hưởng sự hồi sinh của COVID-19 hoặc "hạ cánh cứng" ở Trung Quốc vì tín dụng và thắt chặt quy định sẽ tiếp tục hạn chế các hoạt động kinh tế.
Về phía nguồn cung, các rủi ro chính là chuỗi cung ứng mất nhiều thời gian để xây dựng lại hơn so với dự kiến và tác động của sự méo mó trong thị trường lao động toàn cầu vẫn còn.
Tuy nhiên, bất chấp sự không chắc chắn về kinh tế và thị trường, HSBC cho rằng, sự kết hợp giữa tăng trưởng và lạm phát rộng vẫn thuận lợi sau kết quả của “nền kinh tế tốc độ chóng mặt” trong năm 2021.
“Chúng tôi cho rằng chế độ cơ bản trông giống như những năm 1990, với sự phục hồi liên tục, đổi mới công nghệ, tăng chi tiêu vốn và thử nghiệm chính sách. Nếu điều đó thành hiện thực, thì trong quý IV/2022 lạm phát sẽ ở mức 2 - 2,5%. Đối với giai đoạn 2023 - 2025, chúng tôi kỳ vọng mức lạm phát 2 - 3%”, ông cho biết.
HSBC đánh giá, chứng khoán toàn cầu vẫn sẽ nằm trong kịch bản tăng trưởng mạnh do việc cổ phiếu thường hoạt động tốt hơn trái phiếu khi thị trường lao động đang cải thiện. Tuy nhiên, trước một loạt thách thức kinh tế vĩ mô phức tạp, chiến lược Barbell có xu hướng liên quan đến việc tăng tỷ trọng trên cả hai nhóm cổ phiếu riêng biệt để phòng ngừa trước sự không chắc chắn.
Cụ thể, điều này bao gồm các cổ phiếu phòng thủ - cung cấp cổ tức và lợi nhuận nhất quán bất kể xu hướng biến động của thị trường như các cổ phiếu chất lượng tốt và những công ty gắn liền với quá trình chuyển đổi ESG và nền kinh tế kỹ thuật số, cùng với những cổ phiếu chu kỳ.
Các tổ chức quốc tế đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Không đồng ý để Twin Peaks nộp 2.100 tỷ khắc phục hậu quả cho Trương Mỹ Lan