Cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine với những hệ lụy khôn lường có thể làm tăng nguy cơ lạm phát đình trệ cùng những hậu quả đối với các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình và thấp trên thế giới trong thời gian tới.
Chứng khoán Mỹ tuần qua (từ 6 - 10/6/2022) đã giảm chưa từng có kể từ tháng 1/2022 với phiên kết tuần thê thảm trước thông tin lạm phát đạt kỷ lục 41 năm làm dấy lên lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất mạnh hơn so với dự kiến.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên thứ Sáu (10/6) giảm 2,73% xuống 31.392,79; S&P 500 mất 2,91% xuống 3.900,86; và Nasdaq Composite giảm 3,52% xuống 11.340,02. Tính chung cả tuần, cả 3 chỉ số đều giảm nhiều nhất kể từ ngày 21/1, với Dow giảm 4,58%, S&P 500 giảm 5,06% và Nasdaq giảm 5,60%.
Tính từ đầu năm đến nay, S&P 500 đã mất 18,2%, còn so với mức cao nhất của năm đạt được vào ngày 3/1, chỉ số này hiện đã mất 19%. Những cổ phiếu đang dẫn đầu xu hướng giảm là Microsoft, Amazon và Apple.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 đã tăng 1,0% so với tháng liền trước, sau khi tăng 0,3% trong tháng 4 (cao hơn mức dự báo của các nhà phân tích là tăng 0,7%). So sánh theo năm, CPI tháng 5 đã tăng 8,5%, mức cao chưa từng có kể từ 1981 - cao hơn mức 8,3% của tháng 4 qua đó đập tan kỳ vọng rằng lạm phát của Mỹ đã đạt đỉnh.
Sự kiện chứng khoán cần lưu ý tuần 13 - 17/6
Sự kiện CPI kỷ lục Mỹ cũng chính là lý do khiến xu hướng giá cổ phiếu giảm không chỉ dừng lại ở Mỹ mà lan khắp toàn cầu với chỉ số MSCI toàn cầu phiên 10/6 giảm 2,79% trong đó chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,9%, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 2,7 với toàn bộ các lĩnh vực đều giảm trong đó chỉ số của ngành ngân hàng giảm 4,8%. Cổ phiếu của riêng khu vực đồng euro giảm 3,1% trong phiên này.
"Bóng ma" lạm phát thập niên 70 có thể trở lại
Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu công bố hôm 7/6/2022, WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới giảm mạnh từ 5,7% năm 2021 xuống 2,9% trong năm nay, thấp hơn 1,2% so với mức dự đoán 4,1% được đưa ra hồi tháng 1 vừa qua.
Theo báo cáo của WB, tăng trưởng dự kiến dao động quanh mức này trong thời gian từ năm 2023 đến năm 2024 trong khi lạm phát vẫn quá ngưỡng dự kiến ở hầu hết các nền kinh tế.
Cũng theo WB, cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine đã đẩy giá nhiều mặt hàng - trong đó có dầu và ngũ cốc, tăng vọt. Báo cáo cũng nhấn mạnh xung đột cùng những tác động của đại dịch COVID-19 khiến kinh tế toàn cầu có thể bước vào giai đoạn tăng trưởng yếu kéo dài và lạm phát gia tăng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ lạm phát đình trệ, cùng những hậu quả đối với các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình và thấp.
“Chiến sự tại Ukraine, lệnh phong tỏa ở Trung Quốc, gián đoạn chuỗi cung ứng và nguy cơ lạm phát đình trệ đang kìm hãm tăng trưởng. Với tình trạng lạm phát đang ở mức đỉnh trong nhiều thập kỷ tại nhiều quốc gia, suy thoái sẽ khó tránh khỏi” - Chủ tịch WB David Malpass cảnh báo.
Báo cáo của WB lưu ý thêm rằng, tăng trưởng ở các nền kinh tế tiên tiến được dự báo sẽ giảm mạnh xuống 2,6% trong năm 2022 và tiếp tục xuống 2,2% vào năm 2023. Tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến năm 2021 là 5,1%.
Trong khi đó, tăng trưởng ở các thị trường mới nổi và những nền kinh tế đang phát triển được dự báo giảm từ mức 6,6% năm 2021 xuống 3,4% trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng năm 4,8% trong giai đoạn 2011 - 2019.
Theo báo cáo mới nhất, WB hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ xuống còn 2,5% trong năm nay còn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo chỉ tăng 4,3% sau khi đạt mức tăng trưởng tới 8,1% trong năm 2021. WB dự kiến hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) xuống còn 2,5% và Nhật Bản còn 1,7%.
Lạm phát đình trệ - sự kết hợp giữa kinh tế trì trệ và lạm phát cao, đang là nỗi lo ngại lớn trong thời điểm hiện tại. Xu hướng này đang nhắc nhở các chuyên gia về giai đoạn cuối những năm 1970 khi cú sốc dầu mỏ và nền kinh tế trì trệ dẫn đến hai đợt suy thoái, được gọi là suy thoái kép, vào đầu những năm 1980.
Theo Reuters, báo cáo của WB cảnh báo rằng việc tăng lãi suất mạnh tay nhằm kiểm soát lạm phát vào cuối những năm 1970 đã dẫn đến cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 1982 và một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
So sánh giữa tình hình hiện nay và 50 năm về trước, WB cho rằng có điểm tương đồng rõ ràng giữa hai thời kỳ này. Đó là sự gián đoạn nguồn cung, triển vọng tăng trưởng suy yếu và những tác động mà các nền kinh tế mới nổi phải đối mặt trong quá trình thắt chặt tiền tệ.
Tuy nhiên, WB thừa nhận vẫn có nhiều khác biệt, như sức mạnh của đồng USD, giá dầu nhìn chung thấp hơn và bảng cân đối kế toán tại các định chế tài chính lớn vẫn mạnh.
Để tránh nguy cơ lịch sử lặp lại, WB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách phối hợp hỗ trợ cho Ukraine, ngăn chặn đà tăng của giá dầu và thực phẩm,
Theo Chủ tịch WB David Malpass, để giảm thiểu rủi ro, các nhà hoạch định chính sách cần phối hợp đối phó với việc tăng giá dầu và lương thực, tăng cường xóa nợ cũng như nỗ lực ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Phản ứng của Mỹ và Israel đối với lệnh bắt Thủ tướng Netanyahu từ ICC
Chuỗi cung ứng toàn cầu đứng trước 'đòn kép’ thuế quan - đình công