Cơ ngơi 25.000m2 phủ kín gỗ quý tử đàn lên đến 700 tỷ đồng
Loại gỗ này còn được gọi là "vàng xanh" của núi rừng vì giá trị mang lại quá cao, chỉ hoàng gia hay gia tộc giàu có mới đủ điều kiện để sở hữu.
Trì Trọng Thụy được khán giả Việt Nam biết đến khi đóng vai Đường Tăng trong bộ phim "Tây Du Ký", phiên bản 1986. Ông kết hôn cùng tỷ phú Trần Lệ Hoa - một doanh nhân nổi tiếng giàu có nhờ bất động sản. Không chỉ thế, bà xã của nam diễn viên còn là tiểu thư trâm anh thế phiệt, sinh ra trong dòng dõi quý tộc. Bà được sinh tại Cung điện mùa hè ở Bắc Kinh, là một trong những thành viên cuối cùng của hoàng tộc Mãn Thanh. Không lâu sau khi bà ra đời, triều Thanh sụp đổ, gia đình bà Trần Lệ Hoa phải dọn ra khỏi hoàng cung.
Sau đó, bà Trần Lệ Hoa đầu tư kinh doanh bất động sản, xây dựng các trung tâm thương mại, khu phố buôn bán, khách sạn, chung cư cao cấp, cao ốc văn phòng...
Ngoài ra, vợ chồng Trần Lệ Hoa - Trì Trọng Thụy còn rất đam mê đồ cổ, thích sưu tầm những món đồ có giá trị. Hiện tại, vợ chồng nam diễn viên sở hữu bảo tàng gỗ đàn hương đỏ (hay còn gọi là gỗ tử đàn) giá trị bậc nhất Trung Quốc. Theo truyền thông nước này đưa tin, bảo tàng có diện tích đất nền 25.000m2, trong đó riêng khu vực trưng bày chiếm 9.500m2. Tại đây trưng bày các bộ sưu tập, nghiên cứu và trưng bày đồ nội thất cũng như tác phẩm nghệ thuật làm từ gỗ tử đàn. Bảo tàng được xây dựng năm 1999 kinh phí lớn 200 triệu NDT (gần 700 tỷ đồng).
Đồ nội thất trong bảo tàng của vợ chồng Trì Trọng Thụy hầu hết được làm từ gỗ đàn hương đỏ. Theo nhiều chuyên gia, đây là loại gỗ quý hiếm, đắt nhất thế giới. Nó còn được gọi là "vàng xanh" của núi rừng vì giá trị mang lại quá cao, chỉ hoàng gia hay gia tộc giàu có mới đủ điều kiện để sở hữu.
Vốn mang dòng máu hoàng tộc nên bà Trần Lệ Hoa rất coi trọng Tử Cấm Thành. Vì thế, bà quyết tâm xây dựng một bảo tàng gỗ đàn hương đỏ mang tên Cung điện Gỗ đàn hương đỏ. Trong đó có nhiều mô hình Tử Cấm Thành được chạm khắc từ loại gỗ quý này.
Thiết kế, kiến trúc của bảo tàng mang đậm tính truyền thống, màu sơn tường đỏ, những bức vẽ về cung điện cổ, thậm chí số nhà cũng giống số nhà cổ. Có thông tin rằng có nhiều chuyên gia về cung điện, bảo tàng được bà mời tham gia vào quá trình quy hoạch, thiết kế để Bảo tàng Cung điện Gỗ đàn hương đỏ mang tính truyền thống Trung Quốc.
Bước chân vào bảo tàng, bạn sẽ thấy có rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc. Chúng được thu nhỏ, mô phỏng lại bằng gỗ đàn hương đỏ như Tử Cấm Thành, cổng thành, tường thành... đều được làm từ gỗ đàn hương đỏ, chạm khắc rồng phượng rất tinh xảo, tỉ mỉ. Nhiều người ví nơi đây như Bắc Kinh thu nhỏ.
Dưới ánh đèn lung linh, những công trình ấy trở nên huyền ảo, đầy màu sắc, trang nhã, cổ điển. Từ đây có thể thấy tâm huyết, công sức của vợ chồng Trần Lệ Hoa - Trì Trọng Thụy dành cho bảo tàng này không hề nhỏ.
Nguồn: Sohu
>>Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi được trả hơn 850 tỷ đồng, cụ ông vẫn nhất quyết không bán
Loại gỗ 'quý như ngọc' biết đổi màu giá lên đến hàng trăm triệu ở Việt Nam
Bộ bàn ghế làm từ loại gỗ quý hiếm nặng gần 10 tấn giá hàng chục tỷ của đại gia Hà Nội