Sau 3 năm không phải nhập gạo dự trữ quốc gia, Indonesia dự kiến sẽ phải nhập khẩu 500.000 tấn gạo dự trữ trong năm 2022. Nước này đang xem xét nguồn cung từ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Pakistan.
Thương vụ Việt Nam (Bộ Công Thương) tại Indonesia vừa cho biết, tính đến ngày 22/11/2022, lượng gạo dự trữ quốc gia của Indonesia xuống dưới 600.000 tấn.
Trong khi đó, báo cáo của Cơ quan hậu cần Indonesia cho biết sẽ cần khoảng 150.000 - 200.000 tấn gạo để bình ổn giá thị trường mỗi tháng. Nếu không có nguồn gạo bổ sung lượng gạo dự trữ còn khoảng 300.000 tấn vào cuối năm 2022.
Theo lãnh đạo của Cơ quan hậu cần Indonesia, cơ quan này đang tích cực mua gạo dự trữ từ trong nước và buộc phải mua theo giá thị trường nhưng vẫn không có đủ gạo để thu mua.
Được biết chủ trương của Chính phủ Indonesia phải đảm bảo đủ lượng gạo dự trữ 1,2 triệu tấn trong thời gian sớm nhất.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, sau 3 năm không phải nhập gạo dự trữ quốc gia, quốc gia này dự kiến sẽ phải nhập khẩu 500.000 tấn gạo dự trữ trong năm 2022. Các nguồn thông tin cho thấy, nguồn nhập khẩu dự kiến mà Indonesia đang xem xét đến từ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Pakistan.
Do đó, để tranh thủ cơ hội xuất khẩu gạo sang Indonesia các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt, đặc biệt các doanh nghiệp trước đây từng có giao dịch bán gạo dự trữ cho Indonesia cần chủ động gửi bảng giá chào tới Cơ quan hậu cần Indonesia trong thời gian sớm nhất để quảng bá xúc tiến sản phẩm.
Với thông tin được chua là khá tích cực này, ngay phiên sáng 25/11/2022, một số cổ phiếu nhóm nông nghiệp (có mảng buôn gạo) đã tăng hứng khởi trong đó tính đến 10h55, cổ phiếu TAR của Trung An được kéo lên mức giá trần 9.700 đồng; LTG của Tập đoàn Lộc Trời tăng 3,8% và PAN cũng tăng 2,7%.
Cổ phiếu đáng chú ý ngày 22/11: VPB, VSC, MWG
Kết thúc thương vụ lịch sử, Vinhomes (VHM) mua tổng 247 triệu cổ phiếu quỹ