Trong bối cảnh tỷ giá USD tăng trở lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa có động thái đảo chiều chính sách như kỳ vọng, không ít nhà đầu tư bắt đầu lo lắng sau pha rút đỉnh gần 30 điểm của VN-Index cuối tuần qua.
Phiên giao dịch ngày 23/2, VN-Index quay đầu giảm 15,3 điểm về mức 1.212 (dù có thời điểm tăng khoảng 14 điểm). Thanh khoản sàn HoSE đạt gần 1,4 tỷ cổ phiếu - tương ứng phiên "rũ hàng" ngày 7/12/2023.
Diễn biến chỉ số VN-Index 6 tháng gần nhất |
>> Pha 'đánh úp' sau 14h, VN-Index giảm mạnh do đâu?
Trong bối cảnh tỷ giá USD tăng trở lại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa có động thái đảo chiều chính sách như kỳ vọng, không ít nhà đầu tư bắt đầu lo lắng.
Vậy nhịp điều chỉnh cuối tuần qua nói lên điều gì? Là tích cực hay tiêu cực?
Theo ông Nguyễn Minh Giang - Chuyên gia Quản lý tài sản Khách hàng cao cấp - Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), diễn biến thị trường chứng khoán phiên 23/2 là lành mạnh và cần thiết.
Quan sát, chỉ số VN-Index đã ghi nhận nhịp tăng khoảng 160 điểm và chạm mốc 1.240 chỉ sau 2 tháng, với điểm nhấn là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhiều mã như LPB, HDB, BID, ACB thậm chí vượt đỉnh lịch sử dù VN-Index còn cách rất xa mức đỉnh cũ 1.52x hồi đầu năm 2022.
Trong khi VN-Index đang cách đỉnh lịch sử hơn 300 điểm, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã đồng loạt áp sát đỉnh thậm chí vượt đỉnh |
Giai đoạn này, dòng tiền tập trung lớn vào nhóm trụ bank và số ít cổ phiếu riêng lẻ có câu chuyện tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2023 và kỳ vọng 2024. Trong khi đó, phần lớn nhóm mid/smallcap phải nhường lại "sân khấu" cho nhóm bluechip dẫn đến việc thị trường dù tăng gần 15% sau 2 tháng, song các nhóm cổ phiếu này đều tăng không đáng kể (thậm chí nhiều mã còn điều chỉnh).
Nói cách khác, giai đoạn vừa qua, dòng tiền trên thị trường thiên nhiều hơn về vai trò dẫn dắt chỉ số. Trong khi đó, nhiệm vụ lan tỏa sang các nhóm ngành khác là không quá rõ nét.
Ông Giang cho rằng, muốn dòng tiền lan tỏa thì nhóm cổ phiếu ngân hàng cần phải hạ nhiệt; một phần dòng tiền được điều hướng sang nhóm vốn hóa vừa và nhỏ có triển vọng phục hồi và tăng trưởng năm 2024.
Ông Nguyễn Minh Giang - Chuyên gia Quản lý tài sản Khách hàng cao cấp - Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) |
Theo đánh giá, phiên 23/2 có thể là phiên "hạ nhiệt" theo mục đích đó. Minh chứng là động thái tăng đồng loạt trong phiên sáng và giảm đồng loạt trong phiên chiều ở nhóm ngân hàng rổ VN30 (ngoại trừ BID).
>> Cổ phiếu tăng 50% giúp BIDV lọt Top 2 vốn hóa sàn chứng khoán, bỏ xa các ông lớn liền sau
"Cá nhân tôi cho rằng, cổ phiếu ngân hàng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kéo chỉ số đi vào uptrend và xác nhận uptrend của thị trường chứng khoán. Bây giờ là lúc nhóm này cần được nghỉ ngơi, tích lũy, xây nền cho nhịp mới với mục tiêu xa hơn của VN-Index tại vùng 1.320-1.380 hay 1.420-1.500 điểm.
Bản chất thị trường uptrend phải được khởi phát từ nhóm tài chính và sự hưởng ứng của nhóm ngành sản xuất. Như vậy, sau nhịp điều chỉnh này, nhóm cổ phiếu sản xuất có thể sẽ xuất hiện những tín hiệu rõ ràng hơn", ông Giang đánh giá.
Kết tuần giao dịch từ 19-23/2, VN-Index tăng 2,3 điểm lên mức 1.212 điểm. Thanh khoản trên sàn HoSE đạt hơn 23.620 tỷ đồng/phiên. HNX-Index giảm 1,96 điểm (-0,84%) còn 231,08 điểm; thanh khoản trung bình đạt 1.754 tỷ đồng/phiên.
Dòng tiền tiếp tục tìm đến nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp thanh khoản tăng mạnh (riêng phiên 23/2 khớp lệnh hơn 9.300 tỷ đồng) và nhiều mã tăng tích cực trước khi gặp áp lực chốt lời phiên cuối tuần. Cụ thể, BID (+7,1%), VAB (+6,3%), TCB (+4,2%) trong khi LPB (-4,7%), HDB (-3,4%), OCB (-3,2%), EIB (-2,7%)...
Nhóm cổ phiếu tài chính khác là công ty chứng khoán đa số giảm với TVB (-7,4%), APG (-5,8%), VND (-5%), AGR (-4,3%); nhóm VIX, SSI VND (-5%)...
>> VN-Index và cao điểm 1.200: Nỗi lo của phe T+, kỳ vọng của nhà đầu tư tích sản
Năm 2023, mỗi nhân sự Chứng khoán SSI đem về 1,4 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 32% so với cùng kỳ
Nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ hút 9.300 tỷ đồng trong phiên Vn-Index đỏ lửa