Mức lợi nhuận kỷ lục của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) năm 2023 được dẫn dắt bởi sự giảm đi đáng kể về chi phí dự phòng, trong bối cảnh thu nhập từ lãi thuần giảm 7%.
Lợi nhuận kỷ lục chưa từng có
Theo báo cáo, Agribank đạt 20.541 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cho năm 2023, tăng trưởng 14,76% so với năm 2022, đây cũng là mức kỷ lục của nhà băng này từ trước tới nay.
Tổng hợp từ Báo cáo Doanh nghiệp |
So với 4 năm trước, lợi nhuận sau thuế của Agribank đã tăng gần 100%, chỉ xếp sau BIDV trong nhóm Big 4 – nhà băng vốn có mức nền thấp trong năm 2020.
Cần phải nói thêm rằng, sự tăng trưởng đáng kể về lợi nhuận của Agribank diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng này luôn ở mức thấp (dưới 10%) trong 4 năm trở lại đây.
Tăng trưởng tín dụng thấp có một phần nguyên nhân do hệ số CAR thấp (7%, dưới mức tối thiếu 8% của NHNN) dẫn tới phân bổ chỉ tiêu tín dụng không tương xứng với tiềm năng. Hệ số CAR của Agribank thấp chủ yếu do sự chậm trễ trong việc tăng vốn điều lệ vì nguồn tăng vốn phụ thuộc vào kế hoạch ngân sách Nhà nước và bị chi phối bởi nhiều bên liên quan cũng như luật định.
Điều đáng nói trong bức tranh kinh doanh năm vừa qua của Agribank là lợi nhuận trước và sau thuế của nhà băng đã lập đỉnh trong bối cảnh thu nhập từ lãi thuần giảm so với cùng kỳ. Theo đó, Agribank là ngân hàng duy nhất trong nhóm Big 4 có sự sụt giảm thu nhập thuần trong hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Cụ thể, thu nhập từ lãi thuần của Agribank chỉ đạt 55.965 tỷ đồng, thấp hơn mức 60.190 tỷ của năm 2022, tương ứng giảm 7%. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí lãi tiền gửi (tăng 43%) tăng mạnh hơn thu nhập từ lãi cho vay khách hàng (tăng 17%).
Sự sụt giảm có thể đến từ cơ cấu cho vay đặc thù tại Ngân hàng này, khi có đến 65% dư nợ là phục vụ phát triển “Tam nông” - theo Báo cáo thường niên Agribank 2022, dẫn tới nhiệm vụ giảm lãi vay theo các chương trình hỗ trợ sản xuất của Chính phủ và Quốc hội, đặc biệt với lĩnh vực Nông nghiệp.
Báo cáo của Agribank trong năm 2023 cho thấy Ngân hàng này đã thực hiện tám lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, theo đó lãi suất cho vay đã giảm mạnh từ 1,3% - 4% so với đầu năm. Cùng với giảm lãi suất cho vay, Agribank đã triển khai 3 chương trình giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu của gần 2 triệu khách hàng với số tiền giảm lãi ước tính lên tới hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2023 và sẽ tiếp nối thực hiện trong năm 2024.
Cú “twist” mang tên chi phí dự phòng
Ngoài lợi nhuận các chỉ tiêu khác trong Báo cáo thu nhập có sự biến động không đồng đều. Theo đó, các mục tăng trưởng gồm có: lãi từ hoạt động khác tăng 7%, chi phí hoạt động tăng 9,9% và cá biệt lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng lên 2.977 tỷ đồng so với vỏn vẹn 136,8 tỷ đồng của năm 2022.
Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 4,23%, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối giảm 7%, lãi từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối giảm tới 29,78%.
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet |
Ngoài lợi nhuận các chỉ tiêu khác trong Báo cáo thu nhập có sự biến động không đồng đều. Theo đó, các mục tăng trưởng gồm có: lãi từ hoạt động khác tăng 7%, chi phí hoạt động tăng 9,9% và cá biệt lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng lên 2.977 tỷ đồng so với vỏn vẹn 136,8 tỷ đồng của năm 2022.
Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 4,23%, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối giảm 7%, lãi từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối giảm tới 29,78%.
Trụ sở Agribank. Ảnh: Internet |
Sự sụt giảm tại các chỉ tiêu trọng yếu và sự gia tăng về chi phí hoạt động dẫn tới lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước dự phòng rủi ro) giảm 9,06% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, với việc giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro từ mức 27.172 tỷ đồng năm 2022 xuống còn 19.347 tỷ đồng dẫn tới lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng này đảo ngược tăng 14,73% so với cùng kỳ, lên con số 25.859 tỷ đồng.
Sau khi trừ thuế TNDN và lợi ích cổ đông không kiểm soát, lợi nhuận thuần của Agribank đạt 20.541 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2020.
>> Quỹ ngoại vừa thoái vốn kiếm được bao nhiêu tiền sau 6 năm giữ cổ phiếu ACB?