Xã hội

Cường quốc sát vách Việt Nam chính thức đưa vào hoạt động tàu khoan biển sâu đầu tiên, chịu được siêu bão cấp 16, là tàu duy nhất thế giới khoan được ở độ sâu 11.000m

Khả Vy 19/11/2024 - 13:24

Tàu được trang bị giàn khoan thủy lực đầu tiên trên thế giới có khả năng vừa thăm dò dầu khí, vừa lấy mẫu lõi, với lực nâng tối đa lên đến 907 tấn.

Tàu khoan biển sâu đầu tiên do Trung Quốc thiết kế và chế tạo mang tên Mang Xiang đã chính thức được đưa vào hoạt động tại thành phố Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc vào ngày 17/11 vừa qua.

Cường quốc sát vách Việt Nam chính thức đưa vào hoạt động tàu khoan biển sâu đầu tiên, chịu được siêu bão cấp 16, là tàu duy nhất thế giới khoan được ở độ sâu 11.000m - ảnh 1
Tàu khoan biển sâu đầu tiên do Trung Quốc thiết kế và chế tạo trong nước - Meng Xiang. Ảnh: China Media Group

Khoan đại dương là các hoạt động khoan được thực hiện dưới đáy biển nhằm nghiên cứu thành phần nội tại, cấu trúc địa chất và các nguồn tài nguyên năng lượng ẩn sâu dưới đáy đại dương. Tàu khoan đại dương là một nền tảng tích hợp các công nghệ thám hiểm đại dương tiên tiến và hiện nay là phương tiện duy nhất có thể lấy mẫu từ đáy biển sâu.

Tính đến nay, hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới đã tham gia Chương trình Khám phá Đại dương quốc tế, trong khi chỉ có 3 quốc gia xây dựng được tàu khoan biển sâu của riêng mình, với Trung Quốc là một trong số đó, sau tàu JOIDES Resolution của Mỹ và tàu Chikyu của Nhật Bản.

Là tàu nghiên cứu khoa học lớn nhất của Trung Quốc, Meng Xiang có nghĩa là "giấc mơ" trong tiếng Trung. Với trọng tải tổng cộng 33.000 tấn, chiều dài 179,8m và bề rộng 32,8m, tàu Mang Xiang có thể hoạt động liên tục trong 120 ngày với phạm vi lên đến 15.000 hải lý.

Cường quốc sát vách Việt Nam chính thức đưa vào hoạt động tàu khoan biển sâu đầu tiên, chịu được siêu bão cấp 16, là tàu duy nhất thế giới khoan được ở độ sâu 11.000m - ảnh 2
Đây là tàu khoan duy nhất trên thế giới có khả năng thực hiện khoan ở độ sâu siêu sâu 11.000m. Ảnh: CMG

Hiện tại, đây là tàu khoan duy nhất trên thế giới có khả năng thực hiện khoan ở độ sâu siêu sâu 11.000m – sâu hơn so với tàu JOIDES Resolution của Mỹ (7.500m) và tàu Chikyu của Nhật Bản (9.500m). Tàu khoan này dự kiến sẽ tham gia thực hiện các dự án khoa học quốc gia và các nhiệm vụ khoan khoa học biển trong khuôn khổ các chương trình khoa học quốc tế quy mô lớn.

Tàu khoan Mang Xiang cũng là tàu đầu tiên trên thế giới tích hợp các chức năng như khoan khoa học đại dương sâu, thăm dò dầu khí, nghiên cứu, thử nghiệm khai thác hydrate khí tự nhiên. Sau hai vòng thử nghiệm trên biển, các chỉ số hiệu suất chính của tàu đã vượt qua kỳ vọng thiết kế, theo lời ông Zhang Haibin, trưởng nhóm thiết kế tàu Mang Xiang.

Cường quốc sát vách Việt Nam chính thức đưa vào hoạt động tàu khoan biển sâu đầu tiên, chịu được siêu bão cấp 16, là tàu duy nhất thế giới khoan được ở độ sâu 11.000m - ảnh 3
Tàu Meng Xiang trên biển ngoài khơi Quảng Đông, Trung Quốc ngày 17/11/2024. Ảnh: CMG

Tàu được trang bị giàn khoan thủy lực đầu tiên trên thế giới có khả năng vừa thăm dò dầu khí, vừa lấy mẫu lõi, với lực nâng tối đa lên đến 907 tấn. Nó hỗ trợ bốn chế độ khoan và ba phương pháp lấy mẫu lõi, đáp ứng các nhu cầu vận hành đa dạng như khoan đại dương sâu và thăm dò tài nguyên đại dương sâu.

Meng Xiang còn được trang bị 9 phòng thí nghiệm tiên tiến, bao gồm các lĩnh vực như địa chất, hóa địa chất, vi sinh vật học, khoa học biển và công nghệ khoan. Nó cũng có hệ thống lưu trữ mẫu lõi tự động trên tàu đầu tiên trên thế giới, hỗ trợ nghiên cứu biển.

Cường quốc sát vách Việt Nam chính thức đưa vào hoạt động tàu khoan biển sâu đầu tiên, chịu được siêu bão cấp 16, là tàu duy nhất thế giới khoan được ở độ sâu 11.000m - ảnh 4
Phòng thí nghiệm trên tàu Meng Xiang. Ảnh: CMG

Được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho siêu bão cấp 16, tàu có thể hoạt động bình thường trong điều kiện biển động và có khả năng thực hiện các nhiệm vụ toàn cầu ở các vùng biển mà không bị giới hạn.

Con tàu dự kiến sẽ ra khơi trước khi kết thúc năm 2024 để thực hiện nhiệm vụ khoan đầu tiên ở độ sâu 11.000m. Tàu Meng Xiang sẽ đóng vai trò là nền tảng cho việc thăm dò tài nguyên đại dương sâu và sẽ được xây dựng thành một phòng thí nghiệm quốc gia di động, cho phép các nhà khoa học phân tích mẫu trực tiếp ngay trên tàu. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu khoa học.

>> Máy đào hầm 5.000 tấn có đường kính lớn nhất thế giới chính thức ra mắt: Đường kính đầu cắt tương đương tòa nhà 6 tầng, dùng để xây đường hầm vượt sông

Độc đáo con tàu siêu tốc được gắn động cơ máy bay, từng đạt kỷ lục về tốc độ di chuyển nhưng dần bị quên lãng ngay sau lần đầu lộ diện

Siêu cường số 1 thế giới lên kế hoạch đánh chìm con tàu lịch sử để tạo rạn san hô nhân tạo lớn nhất hành tinh

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/cuong-quoc-sat-vach-viet-nam-chinh-thuc-dua-vao-hoat-dong-tau-khoan-bien-sau-dau-tien-chiu-duoc-sieu-bao-cap-16-la-tau-duy-nhat-the-gioi-khoan-duoc-o-do-sau-11000m-130574.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cường quốc sát vách Việt Nam chính thức đưa vào hoạt động tàu khoan biển sâu đầu tiên, chịu được siêu bão cấp 16, là tàu duy nhất thế giới khoan được ở độ sâu 11.000m
    POWERED BY ONECMS & INTECH