Việc giảm 2% VAT từ đầu tháng 7 hứa hẹn tạo hiệu ứng tích cực với doanh nghiệp và nhu cầu thị trường. Nhưng, không ít nhà sản xuất, phân phối vẫn lúng túng trong công tác triển khai?
Nhà sản xuất giày hàng đầu quốc nội - Tập đoàn Gia Định làm ra 5 triệu bộ sản phẩm/năm, với mức 10% thuế giá trị gia tăng (VAT) như cũ quy ra hàng trăm tỷ đồng. Sau khi Quốc hội quyết định giảm 2% VAT, doanh nghiệp này tiết kiệm vài trăm triệu đồng/tháng.
Con số 2% không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp lớn. “Nó giúp cho sản phẩm được giảm giá thành và tạo cho doanh nghiệp có lợi nhuận, cũng như người tiêu dùng dễ dàng đón nhận.” - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Gia Định cho biết.
Tuy nhiên, làm sao cho người tiêu dùng cảm nhận họ đang thụ hưởng chính sách ưu đãi, bằng cách giảm giá thành trên mỗi sản phẩm có trong danh mục quy định, sẽ tác động đến tâm lý mua sắm, qua đó kích thích nhu cầu. Đáng nói, hơn 3 tuần kể từ khi chính sách có hiệu lực nhưng vẫn còn nhiều nơi chưa giảm, hoặc không rõ ràng.
Bên cạnh đó, một số loại hàng hóa, dịch vụ dễ dàng khấu trừ 2%, nhưng nhiều mặt hàng không dễ áp dụng do mức giá bị xé lẻ, dẫn đến tình trạng khó thanh toán, làm lu mờ chính sách tốt, thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng. Như vậy 2% VAT thực sự là vấn đề lớn đối với những hóa đơn nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp phản ánh với VCCI rằng, việc phân loại hàng hoá, dịch vụ nào được hưởng thuế suất 8% hay 10% theo Nghị định 15/2022 là rất phức tạp và quá nhiều rủi ro. Các doanh nghiệp không biết mình thực hiện đúng hay sai. Nhiều trường hợp hai doanh nghiệp mua bán hàng hoá với nhau nhưng không thống nhất được áp dụng thuế suất 8% hay 10% khiến hợp đồng không thể thực hiện được.
Bản thân cơ quan thuế, cơ quan hải quan cũng lúng túng trong việc phân loại hàng hoá, dịch vụ để áp dụng. Điều này thậm chí còn gây nguy cơ nhũng nhiễu, tiêu cực.
“Chốt” giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024
Giảm 2% thuế VAT đến hết 2024, ngân sách "hụt thu" 24.000 tỷ đồng