Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Cổ đông nước ngoài phải giảm tỷ lệ sở hữu?

06-06-2023 10:53|Nhã Kỳ

Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị cân nhắc việc sửa đổi các giới hạn cấp tín dụng.

Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung đánh giá thực trạng tình hình sở hữu chéo hiện nay trong hệ thống ngân hàng, giữa ngân hàng với doanh nghiệp và công ty chứng khoán (đặc biệt sau vụ việc Ngân hàng SCB vừa qua).

Từ đó làm rõ cơ sở đề xuất bổ sung thêm đối tượng người có liên quan là “công ty con của công ty con của tổ chức tín dụng (TCTD) ” hoặc “ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”…

Bên cạnh đó, làm rõ việc sửa đổi khái niệm “người có liên quan” như tại dự thảo Luật có giải quyết được tình trạng một số trường hợp “thuê”, “nhờ” người không có quan hệ gia đình đứng tên sở hữu cổ phần để gián tiếp gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần chi phối tại một TCTD hoặc lách quy định về giới hạn cấp tín dụng để cung ứng vốn cho các doanh nghiệp sân sau, phục vụ lợi ích cho một nhóm cá nhân hoặc tổ chức, tạo ra rủi ro tiềm ẩn đối với TCTD hay không.

Cần làm rõ tác động của việc giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ đông có liên quan

Cần làm rõ nguyên nhân sở hữu chéo xuất phát từ quy định của pháp luật hay do việc thực thi để đề xuất phù hợp.

So với Luật hiện hành, dự thảo Luật có điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó tương ứng từ không được vượt quá 5%, 15%, 20% xuống còn 3%, 10% và 15%.

Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ hơn cơ sở đề xuất các tỷ lệ này; cần đánh giá rõ thực trạng sở hữu cổ phần tại các TCTD để xác định rõ mức độ, nguyên nhân của tình trạng sở hữu chéo để đề xuất giải pháp căn cơ, triệt để và xử lý được tình trạng sở hữu chéo như hiện nay.

Đồng thời, bổ sung đánh giá tác động của các quy định đối với các cổ đông đang sở hữu cổ phần từ trên 3% đến dưới 5%, trên 10% đến dưới 15% và trên 15% đến dưới 20%, nhất là cổ đông chiến lược nước ngoài sẽ phải giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần sau khi luật có hiệu lực; tác động của chính sách đến thị trường chứng khoán.

"Nhìn vào một ngân hàng sẽ thấy bóng dáng của một doanh nghiệp phía sau"

Chủ tịch Quốc hội: “Lạm phát chỉ đạt 3,15% nhưng lãi suất huy động đến 9% thì quá vô lý”

Hé lộ "bến đỗ" mới của hàng triệu tỷ đồng vốn ngân hàng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/du-thao-luat-cac-to-chuc-tin-dung-sua-doi-co-dong-nuoc-ngoai-phai-giam-ty-le-so-huu-186486.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Cổ đông nước ngoài phải giảm tỷ lệ sở hữu?
POWERED BY ONECMS & INTECH