Từ ngày 9/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết giá điện bán lẻ bình quân tăng thêm hơn 86,4 đồng/kWh lên 2.006.79 đồng/kWh
VN-Index điều chỉnh sớm ngay sau khi phiên ATO kết thúc; VN-Index biến động trong vùng 1.100 - 1.105 điểm trước áp lực bán ở hầu hết cổ phiếu trong rổ VN30, ngoại trừ POW.
Sắc xanh gần 3% của cổ phiếu PV Power cũng đại diện cho trạng thái tích cực của nhóm cổ phiếu năng lượng trong cùng thời điểm. Các mã NT2, QTP, TTA, GEG, SJD,... đều tăng gá tích cực từ 1 - 3%.
Yếu tố hỗ trợ giúp nhóm này ngược dòng tăng phải kể đến thông tin giá điện bán lẻ tăng thêm 4,5%.
Cụ thể, từ ngày 9/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết giá điện bán lẻ bình quân tăng thêm hơn 86,4 đồng/kWh lên 2.006.79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Đây là lần thứ 2 liên tiếp trong năm 2023 giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng sau mức điều chỉnh tăng 3% ngày 4/5.
Diễn biến nhóm cổ phiếu năng lượng tại thời điểm 11h phiên 10/11/2023 |
Thông tin tăng giá định được đánh giá có thể tác động ngắn hạn đế diễn biến giá cổ phiếu nhóm năng lượng. Tuy nhiên, triển vọng trung dài hạn của ngành này vẫn phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh.
Quý 3/2023, với nhiều bất lợi về thủy văn cũng như chi phí, các doanh nghiệp nhóm điện vẫn gặp khó khăn trong đó sự dịch chuyển thời tiết từ La Nina sang El Nino khiến lợi nhuận quý 3 của phần lớn doanh nghiệp thủy điện đều giảm mạnh.
Cụ thể, CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH) chứng kiến lợi nhuận sau thuế giảm tới 88% so với cùng kỳ năm trước còn đạt 26 tỷ đồng; Thủy điện Thác Bà (TBC) báo lãi sau thuế giảm 78% YoY còn 23 tỷ.
Thủy điện A Vương (AVC) ghi nhận doanh thu đạt gần 119 tỷ đồng và lãi sau thuế 49 tỷ, giảm lần lượt 60% và 73% so với cùng kỳ năm trước.
Không còn thua lỗ như quí trước, CTCP Thủy điện Hủa Na (HNA) báo lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 106 tỷ đồng - thấp hơn 61% so với mức đỉnh cùng kỳ năm trước.
Tích cực hơn, vẫn có một số doanh nghiệp thủy điện ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng song mức tăng không quá đột biến. Điển hình như CTCP Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) báo lãi tăng 39% lên mức 31 tỷ đồng; Thủy điện Sê San 4A (S4A) báo lãi ròng tăng 45%, đạt gần 28 tỷ; CTCP Thủy điện – Điện Lực 3 (DRL) ghi nhận mức tăng 13% YoY, đạt trên 14 tỷ đồng.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở nhóm doanh nghiệp nhiệt điện với mức lỗ sau thuế 124 tỷ đồng của CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) - mức lỗ kỷ lục của công ty này kể từ khi niêm yết năm 2015. Cùng kỳ năm trước, công ty con của PV Power báo lãi 199 tỷ.
Với CTCP Nhiệt điện Ninh Bình (NBP) tái lỗ 2,4 tỷ đồng, sau quý có lãi liền trước.
Không đến mức thua lỗ song lợi nhuận ròng của CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) cũng giảm đến 92% YoY còn vỏn vẹn 12 tỷ đồng. Nhiệt điện Phả Lại (PPC) bất ngờ thoát lỗ dù kinh doanh dưới giá vốn (lãi đến từ cổ tức, lợi nhuận được chia). Theo đó, công ty báo lợi nhuận sau thuế đạt 84 tỷ đồng - giảm 46% so với cùng kỳ.
Tổng CTCP Điện lực Dầu khí Việt Nam - PV Power (POW) cũng là trường hợp thoát lỗ trong quý 3.
Điểm sáng hiếm hoi trong nhóm nhiệt điện đến từ CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HND) khi báo lãi gấp 4,7 lần cùng kỳ năm trước - đạt 253 tỷ đồng.
Nhìn về bức tranh dài hạn hơn, quy hoạch điện VIII đang mở ra triển vọng cho lĩnh vực điện khí và năng lượng tái tạo trong khi lĩnh vực nhiệt điện ngày càng bị thu hẹp. Trên cơ sở đó, việc lựa chọn cổ phiếu ngành điện trong cả ngắn và trung hạn sẽ yêu cầu sự kỹ lưỡng từ phía các nhà đầu tư. |
Xem thêm: Cổ phiếu POW vào sóng hồi phục, công ty chứng khoán đồng loạt khuyến nghị mua
Lãnh đạo bị bán giải chấp, 1 cổ phiếu điện sàn HOSE giảm sàn 4 phiên