Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường EU

09-01-2022 15:27|Nam Anh

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được nhận định là một trong những động lực giúp mặt hàng gạo chiếm lĩnh tốt hơn thị trường EU.

Giá trị xuất khẩu tăng cao

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 dù chưa ghi nhận sự gia tăng mạnh về khối lượng nhưng giá xuất khẩu và trị giá thu về đã tăng lên đáng kể với 53,91 nghìn tấn, trị giá 38,07 triệu USD, tăng 0,8% về lượng nhưng trị giá thu về tăng tới 21,6% so với cùng kỳ năm 2020.

11 tháng năm 2021, gạo Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trong khối EU như: Đức, Hà Lan, Pháp, Thụy Điển, Bỉ… và đem lại kết quả khá tích cực. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi châu Âu tăng mạnh và nhập khẩu gạo của EU giảm trong năm nay.

Đơn cử, tại thị trường Bắc Âu, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu cho biết, mặt hàng tăng trưởng rõ rệt nhất trong mấy năm gần đây vào Bắc Âu là mặt hàng gạo. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, lượng nhập khẩu gạo của Thuỵ Điển từ Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt khoảng 1,6 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi trước năm 2019, con số này chỉ vài chục ngàn cho đến hơn 100.000 USD.

Trong số các quốc gia xuất khẩu gạo vào Thuỵ Điển trong năm nay, chỉ có Việt Nam, Hoa Kỳ và Na Uy là có mức tăng trưởng dương, còn lại các quốc gia khác đều có mức tăng trưởng âm trong 9 tháng 2021. Nguyên nhân là do tác động tích cực của Hiệp định EVFTA, mặt hàng gạo của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, Thương vụ cũng đã tích cực xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp nhập khẩu gạo Việt Nam để được hưởng lợi thuế quan.

EU hiện mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam (chiếm 1% về lượng và 1,3% về kim ngạch) nhưng đây lại là thị trường tiềm năng về xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao.

Trong 11 tháng năm 2021, lượng gạo thơm của Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 37,39 nghìn tấn, trị giá 26,82 triệu USD, tăng 9,3% về lượng và tăng 28,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng gạo thơm trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU cũng đã tăng lên 70% trong 11 tháng năm nay so với 64% của cùng kỳ năm 2020.

Một số giống gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 lần đầu tiên được xuất khẩu vào các thị trường trong khối EU.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nhập khẩu gạo của EU trong 9 tháng đầu năm 2021 đã giảm 10,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 2,63 triệu tấn, trị giá 2,1 tỷ USD. Tuy nhiên, trong số 10 nguồn cung gạo ngoại khối lớn cho EU trong 9 tháng năm 2021, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU đạt mức tăng mạnh nhất, tăng 20,3%, đạt trung bình 781 USD/tấn. Do đó, dù lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu thu về vẫn tăng 13,2%, đạt 34,03 triệu USD.

Trong khi đó, các vấn đề về hậu cần, chi phí logistics tăng cao, tình trạng thiếu container rỗng, không có chỗ trống trên các chuyến tàu, hay thiếu lao động bốc dỡ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nhập khẩu gạo của EU từ các nhà cung cấp chính tại ASEAN. Ở chiều ngược lại, EU tăng nhập khẩu gạo từ Pakixtan, Ấn Độ, Achentina, Urugoay, Paragoay và Brazil... Đây là những thị trường đã tận dụng được lợi thế về việc giảm giá và năng lực xuất khẩu tốt để gia tăng thị phần xuất khẩu vào EU.

Mặt hàng tăng trưởng rõ rệt nhất trong mấy năm gần đây là mặt hàng gạo. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, lượng nhập khẩu gạo của Thuỵ Điển từ Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt khoảng 1,6 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi trước năm 2019, con số này chỉ vài chục ngàn cho đến hơn 100.000 USD.

Trong số các quốc gia xuất khẩu gạo vào Thuỵ Điển trong năm nay, chỉ có Việt Nam, Hoa Kỳ và Na Uy là có mức tăng trưởng dương, còn lại các quốc gia khác đều có mức tăng trưởng âm trong 9 tháng 2021. Nguyên nhân là do tác động tích cực của Hiệp định EVFTA, mặt hàng gạo của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, Thương vụ cũng đã tích cực xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp nhập khẩu gạo Việt Nam để được hưởng lợi thuế quan.

gao-viet-nam.jpg
Các loại gạo đặc sản được thị trường EU ưa chuộng. Ảnh minh hoạ

Vượt qua khó khăn do dịch bệnh

Theo Bộ Công Thương, dịch bệnh và giá cước vận tải biển tăng cao có thể kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU trong năm 2022. Trong những năm qua, một trong những nguyên nhân cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU là bởi thuế suất EU áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao. Đồng thời, Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan nên rất khó cạnh tranh với gạo của các nước khác như Thái Lan, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Pakixtan được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan và các nước kém phát triển như Lào, Campuchia, Myanmar được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch.

Tuy nhiên, theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm).

Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. Với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Mặc dù vậy, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại châu Âu, cước vận tải biển vẫn duy trì ở mức cao có thể khiến việc khai thác các lợi thế của EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường EU gặp khó khăn trong năm 2022.

Gạo Việt 'gây sốc': Hàng phẩm cấp thấp đắt đỏ hơn gạo cao cấp Thái Lan

Giá lúa gạo hôm nay 11/11: giá gạo Việt Nam xuất khẩu đứng đầu khu vực

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gao-viet-nam-chiem-linh-thi-truong-eu-131150.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường EU
    POWERED BY ONECMS & INTECH