TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) cho rằng, ăng trưởng kinh tế (GDP) quý III/2022 của Việt Nam có thể đạt khoảng 10 - 11% - một con số “vô tiền khoáng hậu”.
Ngày 29/9/2022, Tổng Cục Thống kê công bố chỉ số lạm phát (CPI) và GDP quý III/2022.
Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước do quý III/2021 là thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,24%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,91%; khu vực dịch vụ tăng 18,86%.
GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất của 9 tháng giai đoạn 2011 - 2022. Các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp 41,79%; khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, khai thác gỗ được đẩy mạnh; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trong đó ngành nông nghiệp 9 tháng năm 2022 tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,22% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 5,2% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03%; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp có xu hướng phục hồi nhanh với mức tăng 9 tháng năm 2022 đạt 9,63% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,25% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 10,69%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2011, 2017 và 2018, đóng góp 2,74%. Ngành xây dựng tăng 8,55%, đóng góp 0,59%.
Khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 9 tháng năm 2022 đạt 10,57%, cao nhất của 9 tháng các năm 2011-2022[3]. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,24% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 1 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 14,2%, đóng góp 0,83 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 41,7%, đóng góp 0,81 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,05%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,65%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 2,67%, làm giảm 0,04 điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã được kiểm soát.
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,69%; khu vực dịch vụ chiếm 41,31%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,73%.
Chứng khoán HSC kỳ vọng GDP Việt Nam trong quý III/2022 sẽ tăng 11,8% so với cùng kỳ nhờ hoạt động sản xuất ổn định và đặc biệt là sự hồi phục của doanh số bán lẻ.
Công ty chứng khoán này cũng dự báo kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng lần lượt 12,5% và 9,5% so với cùng kỳ trong tháng 9/2022.
Về mặt giá cả, HSC dự báo CPI sẽ tăng 3,57% so với cùng kỳ
Dẫn nguồn Báo Đầu tư, thời gian qua, nhiều chuyên gia kinh tế và một số định chế tài chính dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP quý III/2022 của Việt Nam đạt khoảng 14%.
Theo TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương): "Chắc chắn, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý III sẽ rất cao nhưng dự báo tăng 14% thì quá lạc quan bởi thực tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư nội địa, thu hút đầu tư nước ngoài, thương mại... trong quý này tăng trưởng mạnh, nhưng không phải là tăng trưởng phi mã".
Với những diễn biến của hoạt động kinh tế, ông Tú Anh cho rằng GDP quý III có thể tăng trưởng khoảng 10 - 11% - tốc độ tăng trưởng “vô tiền khoáng hậu”. Con số này đặc biệt có ý nghĩa, trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế lớn trên thế giới đang giảm dần tốc độ tăng trưởng, thậm chí EU, Mỹ còn đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế.
Đưa ra cơ sở cho mức dự báo trên, vị chuyên gia giải thích: "Lý do đầu tiên và quan trọng nhất là quý III/2021, GDP giảm tới 6,02% - mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP từng quý. Trên nền rất thấp, nên chỉ cần hoạt động sản xuất, kinh doanh quý này tương đương những năm trước đại dịch, thì tốc độ tăng trưởng GDP đã đạt 8 - 9%.
Thứ hai, hoạt động của cả 3 khu vực kinh tế đang tiếp tục xu hướng phục hồi, nhất là khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, sản xuất công nghiệp tháng 8/2022 tiếp tục xu hướng phục hồi nhanh, tăng 2,9% so với tháng 7 và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2021. Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 tăng 2,9% so với tháng trước đó và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2021. Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8/2022 phục hồi ở tất cả các ngành và ghi nhận mức tăng rất cao, đặc biệt, dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng gấp 2,9 lần; du lịch lữ hành tăng gấp 65,4 lần so với cùng kỳ năm 2021".
Trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 26/9, các chuyên gia đưa ra dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,2%, trên cơ sở nhu cầu quốc nội phục hồi mạnh mẽ cùng với hoạt động chế biến chế tạo theo định hướng xuất khẩu vẫn tiếp tục phát triển vững chắc.
Bộ Tài chính đề nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá cả hàng hóa
Xuất nhập khẩu 10 tháng năm 2024 đạt gần 650 tỷ USD
Bộ Tài chính nói gì về kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN?