Nhóm cổ phiếu dầu khí vừa có tuần bứt phá (từ 21 - 25/2/2022) trước lo ngại tác động tiêu cực của xung đột Nga - Ukraine. Nhìn tổng thể, cả ngành đã tăng 10,09% với nhiều mã tăng kịch trần.
Mã chứng khoán | Niêm yết | Giá đóng cửa ngày 18/2 (VNĐ) | Giá đóng cửa ngày 25/2 (VNĐ) | Chênh lệch (%) |
PTV | UpCOM | 8.400 | 12.600 | 50,00 |
PMB | HNX | 15.400 | 22.300 | 44,81 |
PCE | HNX | 24.100 | 33.400 | 38,59 |
PSE | HNX | 17.900 | 24.300 | 35,75 |
PVC | HNX | 15.200 | 20.000 | 31,58 |
PSW | HNX | 18.000 | 23.500 | 30,56 |
ASP | HOSE | 12.800 | 15.200 | 18,75 |
OIL | UpCOM | 18.000 | 19.900 | 10,56 |
PLX | HOSE | 59.800 | 62.400 | 4,35 |
BSR | UpCOM | 26.400 | 27.500 | 4,17 |
Được biết ngày 24/2 vừa qua, Nga chính thức phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhắm vào Ukraine khiến giá dầu thô lập tức tăng vọt. Cả Brent và WTI đều tăng trên 8%. Brent lập đỉnh 105,79 USD/thùng, WTI cũng leo lên 100,54 USD/thùng.
Capital Economic lập tức đưa ra dự báo giá dầu có thể lên tới 140 USD/thùng trong trường hợp xấu nhất là dòng chảy năng lượng bị gián đoạn.
Tuy nhiên, giá dầu thô quay đầu giảm trong hai phiên giao dịch cuối tuần. Chốt phiên ngày 27/2, giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 98,63 USD/thùng - giảm 0,45 USD/thùng trong phiên; WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 91,94 USD/thùng - giảm 0,87 USD/thùng trong phiên.
Giá dầu bị hạn chế bởi thông tin Iran sẽ cung cấp trở lại thị trường hơn 1 triệu thùng/ngày khi các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã đạt được những bước tiến đáng kể.
Mặc dù giá dầu “trượt” nhẹ vào cuối tuần, song tính chung cả tuần, Brent vẫn tăng khoảng 4,7% và WTI tăng xấp xỉ 0,6%. Diễn biến tăng giá được cho rằng có thể tiếp tục trong tuần tới khi Mỹ và các nước đồng minh áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga.
Điểm mặt các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam thu hút dòng tiền khối ngoại
Giới phân tích cảnh báo nếu xảy ra xung đột ở Đông Âu, nguy cơ nổ ra một cuộc khủng hoảng năng lượng là rất lớn - nhất là khi tình hình Trung Đông cũng đang đe dọa gián đoạn nguồn cung dầu trong khu vực.
Hơn nữa, cuộc xung đột có thể khiến nguồn cung khí tự nhiên ở châu Âu bị ảnh hưởng, giá khí đốt trong khu vực sẽ tăng lên những kỷ lục mới, có thể chạm ngưỡng 150, thậm chí 200 USD/thùng.
Đặc biệt, việc đưa dầu Iran trở lại thị trường được nhận định sẽ gặp nhiều khó khăn, bất chấp những tín hiệu tích cực từ quá trình đàm phán khôi phục thoả thuận hạt nhân.
Trong khi đó, OPEC+ chưa có động thái “bơm” thêm dầu theo lời kêu gọi của Mỹ và các nước tiêu thụ dầu lớn mà vẫn tiếp tục chính sách tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày trong tháng 4/2022.
Hành động liên tiếp của Mỹ có thể 'giáng đòn' trực diện vào trụ cột trọng yếu của kinh tế Nga
Tổng thống Macron chọn đồng minh lâu năm làm Thủ tướng mới của Pháp