Giá lúa gạo hôm nay 10/2/2023 tại các tỉnh ĐBSCL duy trì ổn định so với phiên tước, những tín hiệu tích cực từ thị trường giúp giá gạo xuất khẩu ở mức cao.
Giá lúa gạo trong nước
Giá lúa gạo hôm nay 10/2 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Hiện giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ở mức 9.600 – 9.700 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.600 – 10.70 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm đi ngang. Hiện giá cám khô ở mức 8.650 đồng/kg; giá tấm ở mức 9.600 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa, giá tiếp tục đi ngang. Cụ thể, tại An Giang, hiện lúa OM 5451 6.400 – 6.600 đồng/kg; Đài thơm 8 6.700 – 6.900 đồng/kg; nàng hoa 9 6.800 – 7.100 đồng/kg.
Với các chủng loại khác, giá đi ngang. Cụ thể, OM 18 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức 6.700 – 6.800 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp tươi An Giang đang được thương lái thu mua ở mức 7.000 – 7.200 đồng/kg; nếp Long An tươi 7.850 – 8.000 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Theo các thương lái, hôm nay nguồn gạo về nhiều, các khi mua nhiều hơn. Tuy nhiên, các thương lái đè giá. Thị trường lúa đông xuân chững lại, giá lúa vẫn ở mức cao.
Giá lúa gạo thế giới
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Hiện giá gạo 5% tấm đang ở mức 468 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 448 USD/tấn.
Dự báo về thị trường 2023, theo các chuyên gia, xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục thuận lợi nhờ giá gạo trong ngắn hạn vẫn duy trì ở mức cao do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên. Những tín hiệu tích cực từ thị trường, giá ở mức cao nên hợp đồng xuất khẩu gạo trong niên vụ sản xuất mới sẽ tốt. Nông dân cũng sẽ có lợi nhuận tốt hơn.
Theo đánh giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2023 cùng với nền tảng là giá tốt thì xuất khẩu gạo Việt Nam đang có nhiều triển vọng do các thị trường có nhu cầu cao.
Cụ thể, đối với thị trường Trung Quốc, gần đây nước này thông báo sẽ mở cửa trở lại cũng được cho là một tín hiệu tích cực cho những nhà xuất khẩu gạo. Như vậy, năm 2003 xuất khẩu gạo qua Trung Quốc có thể đạt 1 triệu tấn.
Đối với thị trường Bangladesh, sản lượng lúa gạo của nước này chưa đủ để cung cấp cho 170 triệu dân và vẫn cần phải nhập khẩu gạo với những nguồn cung chính là Ấn Độ, Việt Nam và Myanmar. Do đó, Bangladesh đã đồng ý gia hạn MOU (biên bản ghi nhớ) về thương mại gạo với Việt Nam thêm 5 năm. Việc tiếp tục được gia hạn MOU sẽ tạo thêm cơ hội để gạo Việt thâm nhập thị trường Bangladesh ổn định trong thời gian tới.
Với thị trường Philippines - quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam, mới đây Chính phủ nước này quyết định duy trì thuế nhập khẩu gạo ở mức 35%. Việc duy trì chính sách giảm thuế nhập khẩu của Philippines sẽ là thông tin tốt cho xuất khẩu gạo Việt Nam vì sẽ đảm bảo cho tính ổn định của thị trường...
Dự báo của VFA, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo, giảm hơn so với năm 2022 vì lượng hàng năm cũ hầu như đã xuất khẩu hết, không còn chuyển giao cho năm mới như trước đây nhưng kỳ vọng giá trị thu về vẫn vượt 3 tỷ USD.