Giá tiêu hôm nay 29/12/2021 tăng trở lại với mức điều chỉnh là 1.000 - 1.500 đồng/kg so với hôm qua, dao động 78.500 - 81.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 79.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 79.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 81.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Sáng nay giá tiêu trong nước tăng 500 đồng/kg tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Đây là ngày tăng thứ 2 liên tiếp của thị trường trong nước. Trong kho đó, sau 1 ngày tăng 100 USD/tấn với giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam, Hiệp hội hồ tiêu thế giới đã có điều chỉnh lại. Cụ thể, giá tiêu trắng xuất khẩu bất ngờ giảm mạnh 300 USD/tấn, xuống còn 6.200 USD/tấn, cùng đà giảm còn có tiêu đen 500g/l, giảm 90 USD/tấn, còn 4.200 USD/tấn; duy chỉ có tiêu đen xuất khẩu 550g/l tăng nhẹ, từ 4.390 lên 4.400 USD/tấn. Thị trường được nhận định sẽ dần sôi động cho tới giáp Tết âm lịch, cũng là thời điểm chuẩn bị vào vụ thu hoạch mới. Khi đó dòng tiền từ cà phê sẽ chuyển dịch trở lại thị trường hồ tiêu, trong bối cảnh vụ thu hoạch trễ hơn mọi năm.
Tổng kết năm, số liệu cho thấy nguồn hồ tiêu nhập khẩu ngày càng tăng từ Campuchia. Số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 11 tháng năm 2021, nhập khẩu hồ tiêu từ Campuchia tăng 111% so với cùng kỳ năm trước. Theo nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Nguyễn Nam Hải, sản lượng hồ tiêu ở các tỉnh biên giới Campuchia giáp Việt Nam ước đạt 30.000 tấn/năm, chủ yếu bán sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Hai năm nay, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên một lượng hồ tiêu Campuchia chuyển sang xuất khẩu chính ngạch. Các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu nhập hồ tiêu để chế biến xuất khẩu.
Ở trong nước, Đắk Nông đang là một trong những địa phương có diện tích hồ tiêu lớn, với trên 33.000 ha, sản lượng trên 60.000 tấn/năm. Vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Đắk Nông” cho sản phẩm hạt tiêu của tỉnh Đắk Nông. Chỉ dẫn địa lý dùng để chỉ dẫn cho các sản phẩm tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu trắng và được bảo hộ trên toàn tỉnh Đắk Nông.
Chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa đặc biệt với ngành hồ tiêu tỉnh Đắk Nông. Thể hiện sản xuất hồ tiêu ở Đắk Nông đã có những thay đổi lớn, hướng tới chuyên nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Không chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã, nhiều bà con nông dân cũng mạnh dạn sản xuất hồ tiêu theo hướng quy mô, hiện đại.
Dựa trên vị trí địa lý, thị trường tiêu đen toàn cầu được chia theo khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ.
Nhìn chung, thị trường tiêu đen toàn cầu đang bùng nổ ở tất cả các khu vực vì nhiều lý do. Việc gia tăng các sản phẩm thực phẩm và sự thâm nhập ngày càng tăng của ngành kinh doanh thức ăn nhanh đang thúc đẩy thị trường ở Việt Nam.
Thị trường tiêu đen Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng trong giai đoạn dự báo.
Thu nhập tăng, kinh doanh thực phẩm phát triển, thay đổi lối sống và sự phổ biến của y học cổ truyền đang là các yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu đen tại các thị trường quan trọng, ở các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ.
Nhu cầu ngày càng tăng đối với bánh kẹo và các sản phẩm bánh mì cũng như việc sử dụng hồ tiêu đen trong các sản phẩm làm đẹp dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường ở châu Âu.