Giá xăng dầu hôm nay 18/1/2022: Dầu thô giảm trong phiên giao dịch sáng nay trong khi giá dầu thô Brent vẫn giữ được mức trên 86 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Theo oilprice, lúc 6 giờ 20 phút ngày 18/1 (giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao tháng 2 tăng 0,50%, tương đương 0,42 USD, lên 84,24 USD/thùng.
Cùng thời điểm, dầu thô Brent giao tháng 3 được giao dịch ở mức 86,88 USD/thùng, tăng 0,42 USD, tương đương 0,49%.
Đầu phiên giao dịch ngày 17/1, giá dầu thô Brent giao sau, theo Reuters, đã chạm mức giá cao nhất kể từ ngày 3-10-2018 là 86,71 USD/thùng. Dầu thô WTI cũng chạm “đỉnh” 84,78 USD/thùng tính từ ngày 10/11/2021.
Trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,6% lên 84,35 USD/thùng, sau khi lên cao nhất kể từ ngày 10/11 năm ngoái ở mức 84,78 USD vào đầu phiên. Giao dịch ảm đạm trong ngày hôm qua vì thị trường Mỹ nghỉ lễ.
Nguồn cung bị gián đoạn và nhũng dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron sẽ không gây ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu như lo ngại trước đây đã kéo giá một số loại dầu thô lên mức cao nhất trong nhiều năm. Điều này cho thấy đà tăng của giá dầu Brent có thể được duy trì trong một thời gian nữa.
Nhà phân tích Toshitaka Tazawa của Fujitomi Securities cho biết tâm lý lạc quan được tiếp tục vì nhóm nhà sản xuất OPEC+ không thể cung cấp đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ trên toàn cầu.
Trong khi đó, tổng sản lượng dầu của Libya tăng trở lại mức 1,2 triệu thùng/ngày, theo National Oil Corp. Sản lượng của Libya chỉ đạt khoảng 900.000 thùng/ngày vào tuần trước do các mỏ dầu phía tây bị phong tỏa.
Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết, sản lượng dầu của Libya đã giảm còn 700.000 thùng/ngày vào đầu năm, và góp phần vào việc thúc đẩy giá.
Theo ông Tazawa, lo ngại về nguồn cung hạn chế giúp thị trường bỏ qua thông tin về khả năng Trung Quốc sẽ giải phóng dầu từ kho dự trữ.
Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay quốc gia châu Á này có kế hoạch giải phóng kho dự trữ dầu trong khoảng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 31/1 đến 6/2 như một phần trong kế hoạch do Mỹ điều phối nhằm hạ nhiệt giá nhiên liệu toàn cầu.
OPEC + đang dần nới lỏng việc cắt giảm sản lượng vốn đã được thực hiện khi nhu cầu giảm bởi sự bùng phát dịch COVID-19 vào năm 2020.
Mặc dù OPEC + đã cam kết sẽ bổ sung thêm 400.000 thùng dầu vào sản lượng hằng tháng trong tháng Giêng và tháng Hai, giá dầu vẫn không mấy “dao động” vì thực tế là nhiều nhà sản xuất dầu của nhóm không thể đạt được hạn ngạch của mình.
Sự thiếu đầu tư trong cả một thời gian dài khiến các nhà sản xuất nhỏ không thể tăng nguồn cung, trong khi những nhà sản xuất khác thì lại khá “cảnh giác” trước việc “bơm” quá nhiều dầu trong trường hợp COVID-19 có thể lại “khuynh đảo” thế giới khiến nhu cầu giảm.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 18/1 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 23.159 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 23.876 đồng/lít; dầu diesel không quá 18.239 đồng/lít; dầu hỏa không quá 17.138 đồng/lít và dầu mazut không quá 16.362 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 14/12: lấy lại đà tăng
VietinBank (CTG) sẽ bán tài sản đảm bảo cho khoản nợ nghìn tỷ của đại gia xăng dầu Trung Linh Phát