Quản lý vận hành là mắt xích quan trọng, góp phần quyết định khả năng phát triển lâu bền của một doanh nghiệp F&B. Tuy nhiên, sự phức tạp trong quy trình là bài toán hóc búa với nhiều chủ nhà hàng, đặc biệt là những tân binh, tay ngang vào ngành.
Nỗi lo của “tân binh” F&B
Với rào cản gia nhập thấp, ngay cả khi nền kinh tế gặp nhiều thách thức như năm 2023, thị trường F&B vẫn là “miền đất hứa” của nhiều nhà đầu tư, bao gồm cả người mới và những “cây đa cây đề”. Tại các thị trường lớn như Hà Nội và TP.HCM, nhiều nhà hàng, quán cà phê mới vẫn liên tục mọc lên. Tuy nhiên, bài toán đau đầu mà hầu hết các tân binh phải đối mặt là kinh nghiệm quản lý vận hành. Điều này thậm chí cũng xảy ra với các mô hình F&B nhỏ lẻ và đang có kế hoạch mở rộng quy mô.
Anh Minh Sơn (35 tuổi), một nhân viên văn phòng, với niềm yêu thích đặc biệt dành cho cà phê và ẩm thực, đã ấp ủ giấc mơ mở một quán bistro (mô hình kết hợp nhà hàng và cà phê) mang phong cách, dấu ấn của riêng mình tại Thủ đô. Năm 2023, khi bất động sản và chứng khoán không còn là kênh đầu tư hấp dẫn, anh quyết định dồn nguồn vốn và tâm huyết để hiện thực hóa mong mỏi bấy lâu. Tự tin với kiến thức chuyên môn và định hình rõ phong cách của quán, tuy nhiên, tay mơ rẽ sang ngành F&B, hình dung của anh về quy trình vận hành và quản lý cửa hàng vẫn là con số 0.
“Có rất nhiều hoạt động cần quản lý, từ đơn hàng, quản lý bếp đến chấm công nhân sự, kênh chăm sóc khách hàng hay quản lý tài chính... Những điểm chạm này đều có liên đới với nhau giống như một ma trận, làm thế nào để chúng diễn ra thông suốt và tôi luôn có thể nắm rõ, bao quát tình hình? Với một người chưa có kinh nghiệm trong ngành, thật khó để tượng tượng ra trong đầu", anh Sơn bộc bạch.
Lời giải từ iPOS
Nắm bắt được sự lo lắng của các chủ nhà hàng F&B, iPOS.vn - giải pháp quản lý bán hàng chuyên nghiệp dành cho ngành F&B, đã đưa ra giải pháp ảo hóa các không gian kinh doanh F&B. Bằng cách này, thay vì phải nhọc nhằn hình dung trong đầu, các chủ nhà hàng có thể dễ dàng nắm rõ dòng chảy vận hành của một nhà hàng, quán cà phê hay bistro...
Không cần mất bất kỳ khoản chi phí nào, người xem có thể tự mình khám phá những công nghệ quản lý tại từng điểm chạm, từng khu vực trong ngành ăn uống, thậm chí mô phỏng cụ thể không gian và tình huống sử dụng.
Đó là hệ thống phần mềm quản lý bán hàng - hỗ trợ đầy đủ các nghiệp vụ bán hàng và báo cáo đặc thù chi tiết, là thiết bị hỗ trợ nhận đặt bàn online tại quầy tiếp đón. Trong khi đó, tại khu vực bếp lại được trang bị phần mềm quản lý đơn hàng dành cho bếp trưởng và máy in đơn order kết nối trực tiếp và tiếp nhận từ quầy thu ngân.
Tại khu văn phòng, chủ nhà hàng cũng có thể dễ dàng quản lý các đơn hàng online thông qua phần mềm iPOS WebOrder, chăm sóc khách hàng nhờ phần mềm quản lý iPOS CallCenter. Chỉ bằng vài cú nhấp chuột, tất cả đều được mô tả chi tiết và trực quan cho các chủ nhà hàng.
Theo anh Minh Sơn, thông qua công cụ này của iPOS.vn, anh đã nhanh chóng nắm bắt được quy trình vận hành cũng như cách thức áp dụng công nghệ vào quản lý. Bên cạnh đó, người chủ có thể đánh giá giải pháp nào phù hợp với mô hình hoạt động của nhà hàng. Điều này cũng giúp anh hạn chế những lần thử nghiệm và sai, qua đó tiết kiệm chi phí và công sức trong giai đoạn đầu.
Theo đại diện iPOS.vn, kể từ khi công cụ này được ra mắt vào tháng 2/2023 đến nay, lượng người thăm quan và quan tâm đến sản phẩm đã tăng gần 30%. Trong thời gian tới, không gian trải nghiệm ảo tới đây sẽ tiếp tục được cải tiến ở những phiên bản mới hơn, đưa thêm những mô hình mới như canteen, food-court, cloud kitchen… Bên cạnh đó, iPOS.vn sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái công nghệ của mình, nhằm đem đến cho khách hàng những giải pháp đồng nhất, phục vụ đa dạng hơn các nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp F&B.
Doãn Phong