Indonesia tạm cấm xuất khẩu than: Giải pháp nào cho doanh nghiệp?

05-01-2022 10:47|Thanh Huyền

Chính phủ Indonesia cho biết, khi nguồn cung than nôi địa được đáp ứng đầy đủ, các doanh nghiệp sản xuất than sẽ được nối lại hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Ngày 31/12/2021, Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia thông báo tạm thời cấm xuất khẩu than trong tháng 1 đối với tất cả các đối tượng là doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than có các giấy phép: IUP (Kinh doanh khai thác mỏ-Mining Business License); IUPK (kinh doanh khai thác, sản xuất, vận hành mỏ- Production Operation Special Mining Business License) và PKP2B (Hợp đồng đặc nhượng-Concession Agreement).

Theo Bộ Năng lượng và Khoáng sản việc tạm cấm xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung than nguyên liệu cho các nhà máy điện than của Indonesia, ngăn ngừa rủi ro thiếu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nước này đồng thời buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh than phải hoàn thành nghĩa vụ cung ứng 25% tổng lượng than xuất khẩu cho thị trường nội địa.

Theo số liệu của Bộ này đưa ra, tính tới 1/1/2021, trong tổng số 5,1 triệu tấn than các doanh nghiệp than phải có nghĩa vụ cung cấp cho thị trường nội địa theo quy định của Chính phủ thì mới chỉ có 35.000 tấn than được các doanh nghiệp than nước này cung ứng.

Điều này, sẽ gây ra rủi ro thiếu hụt điện nghiêm trọng, trên diện rộng với gần 20 nhà máy điện với tổng công suất 10.850 MW sẽ phải ngưng hoạt động do thiếu nguyên liệu.

Chính phủ Indonesia cho biết, khi nguồn cung than nôi địa được đáp ứng đầy đủ, các doanh nghiệp sản xuất than sẽ được nối lại hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp nhập khẩu than của Việt Nam cần nhanh chóng khẩn trương liên hệ với các đối tác xuất khẩu than Indonesia để tìm giải pháp cho các đơn hàng giao trong tháng 1.

Đồng thời cần theo dõi chặt chẽ các thông tin cập nhật về chính sách, quản lý điều hành liên quan tới mặt hàng than tại trang tin điện tử Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia- hoặc thông qua Thương vụ Việt Nam tại Indonesia.

Tuy nhiên, nhiều khả năng, Chính phủ Indonesia sẽ sớm phải xem xét, điều chỉnh quyết định này do sức ép từ phía cộng động doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than Indonesia.

Thông báo tạm ngừng cấm xuất khẩu than của Chính phủ hoàn toàn bất ngờ đối với cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu than Indonesia.

Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than Indonesia cho rằng đây là một quyết định quá vội vã, bất ngờ, không có bất cứ sự tham vấn nào với cộng đồng doanh nghiệp than Indonesia và đã yêu cầu Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia rút lại quyết định cấm xuất khẩu than này.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia cũng bày tỏ quan điểm cho rằng quyết định của Chính phủ Indonesia là quá vội vã và thiên vị cần phải phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc khôi phục kinh tế của đất nước, bất cứ chính sách nào của Chính phủ đều có tác động tới cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế. Do vậy, chính sách cấm xuất khẩu than cần phải thảo luận với cộng đồng doanh nghiệp.

Theo số liệu của Bộ Năng Lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia, tính đến ngày 17/12/2021, tổng sản lượng than của Indonesia đạt hơn 581 triệu tấn, đạt 93% mục tiêu kế hoạch khai thác đặt ra cho năm 2021 là 625 triệu tấn.

Sản lượng than đã sản xuất của Indonesia đến 17/12/2021 đã vượt qua tổng sản lượng cả năm 2020 (565,7 triệu tấn). Lượng than đã xuất khẩu của nước này đến 17/12/2021 đạt 282,7 triệu tấn. Sản lượng than đã cung ứng cho thị trường nội địa là 188,38 triệu tấn. Sản lượng than chưa đưa ra thị trường (xuất khẩu và nội địa) là 110,1 triệu tấn.

Vị nữ tiến sĩ ‘Tây học’ đầu tiên của Việt Nam, xuất thân trong gia đình danh giá

Thay đổi thần tốc sẽ diễn ra trong ngày đầu ông Trump nhậm chức

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/indonesia-tam-cam-xuat-khau-than-giai-phap-nao-cho-doanh-nghiep-130832.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Indonesia tạm cấm xuất khẩu than: Giải pháp nào cho doanh nghiệp?
    POWERED BY ONECMS & INTECH