Điểm đến

Khám phá "khối sắt" dài 19m, nặng 100 tấn đi vào lịch sử do Việt Nam cùng Trung Quốc sản xuất gần 60 năm trước

Thanh Thanh 18/11/2023 06:24

Trải qua thời gian hàng chục năm bị lãng quên, hiện vật hiếm hoi còn sót lại của kỷ nguyên tàu hỏa hơi nước Việt Nam đã bị hư hỏng nhiều chỗ.

Nằm tại một góc nhỏ trong khuôn viên Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội), chiếc đầu máy xe lửa số hiệu 141-179 là biểu tượng của ngành Đường sắt Việt Nam từng tham gia chiến tranh chống Mỹ hiếm hoi còn sót lại cho tới ngày nay. Được biết, đây là đầu máy hơi nước từng được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ký biên bản bàn giao cho Bảo tàng Hà Nội vào năm 2020 để trưng bày, nhưng đến nay, hiện vật lịch sử này vẫn trầm lặng một góc trong nhà máy xe lửa Gia Lâm.

4c685085-d0de-4d1c-a8e3-548f05e1b824

Tuy nhiên, sắp tới đây, tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Việt Nam 2023, khuôn viên Nhà máy xe lửa Gia Lâm và bản thân đầu máy hơi nước 141-179 sẽ được làm vệ sinh, cải tạo thành không gian triển lãm, tham quan cho du khách.

Theo đó, đây là đầu máy xe lửa hơi nước có tên "Tự Lực" được sản xuất năm 1965, lấy nguyên mẫu thiết kế của đầu máy lớp 141 Mikado (Pháp). Đầu máy xe lửa Tự Lực được thiết kế chạy trên đường ray 1m, dài khoảng 19m (bao gồm cả xe than) hoặc dài 11,5m (không bao gồm xe than); rộng 2,75m, cao 3,8m, nặng khoảng 100 tấn (có than và có nước) với tốc độ chạy tàu khoảng 67km/h.

ab7b6b5c-49d9-42d2-b767-29f1e798b09b

Chiếc đầu máy có kích thước dài khoảng 19m.

Thiết kế đặc trưng tạo nên cái tên 141 gồm 1 bánh dẫn đường, 4 bánh chịu lực, 1 bánh theo sau. 141 cũng trở thành tên chung cho tất cả các đầu máy có mô hình này.

95a1f743-e017-4000-b724-62dffa736d08

Cận cảnh thiết kế đặc trưng của đầu máy.

Cụ thể, nồi hơi nằm phía trên cùng của đầu máy, sau khi đốt cháy than, gỗ sẽ làm cho nước hóa hơi, hơi nước làm pistong di chuyển qua lại, giúp cho tàu chạy. Vị trí cửa buồng đốt là nơi công nhân đốt lò sẽ xúc than vào để duy trì sức kéo đầu máy. Kíp lái tàu thường có 3 vị trí: một chỉ huy, một lái máy và một đốt lò.

2db9dfe5-c078-4fbd-aa8d-c86efcb18de8

Tại khu vực trên cùng của đầu máy là chiếc nồi hơi đặc trưng của các loại tàu hỏa hơi nước.

Trải qua thời gian hàng chục năm bị lãng quên, hiện nay chiếc đầu máy hơi nước mang số hiệu 141-179 đã bị hư hỏng nhiều chỗ.

Trên cánh gió chỉ còn dấu vết rất mờ của logo cờ đỏ sao vàng.

0ec72b53-e76e-4efe-a9fc-d411f7fce1af

Dòng số hiệu 141-179 đã bong tróc, hư hại.

Bộ vỏ đầu máy xe lửa Tự Lực bong tróc, hoan rỉ hoàn toàn.

Quá trình khai thác đầu máy hơi nước 141 tại Việt Nam kéo dài tới thập niên 1990 thì giảm dần và dừng hẳn vào đầu thập niên 2000 bởi sự xuất hiện những đầu máy chạy dầu diesel. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các đầu máy này được sử dụng chủ yếu để vận chuyển hàng hóa khu vực phía Bắc, miền Trung nước ta với trục đường chính: Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Yên Viên - Hải Phòng; Hà Nội - Thanh Hóa - Vinh.

>> Hà Nội: Tháp Hàng Đậu, cầu Long Biên, Nhà máy xe lửa Gia Lâm…biến thành thành không gian nghệ thuật đặc sắc

"Báu vật" thể hiện đẳng cấp và sự giàu có trong nhiều gia đình Việt Nam, một thời phải có nhiều tiền mới mua được

Căn nhà chứa hơn 100 “báu vật” cổ độc nhất vô nhị của đại gia miền Tây

Dinh thự bạc tỷ của đại gia miền Tây nức tiếng một thời: Nhập gạch từ Paris để xây dựng, bên trong lưu giữ nhiều báu vật giá trị

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/kham-pha-khoi-sat-dai-19m-nang-100-tan-di-vao-lich-su-do-viet-nam-cung-trung-quoc-san-xuat-gan-60-nam-truoc-d111623.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Khám phá "khối sắt" dài 19m, nặng 100 tấn đi vào lịch sử do Việt Nam cùng Trung Quốc sản xuất gần 60 năm trước
POWERED BY ONECMS & INTECH