Điểm đến

Khám phá ngôi mộ cổ có niên đại hàng nghìn năm tuổi, thuộc loại hình mộ táng dolmen quý hiếm ở Việt Nam và thế giới

Thanh Thanh 07/12/2023 - 09:15

Ngôi mộ được làm bởi những tấm đá hoa cương lớn cùng những trụ đá dài, nặng khoảng 30-40 tấn và là một di tích khảo cổ quốc gia đặc biệt.

Mộ cự thạch Hàng Gòn (xã Hàng Gòn, thị xã Long Khánh, Đồng Nai) là một trong những di tích được xếp hạng cấp quốc gia sớm nhất vào năm 1982. Đồng thời, năm 2015 mộ cự thạch Hàng Gòn được Chính phủ công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt.

mo-co-0902446

Toàn cảnh di tích mộ cự thạch Hàng Gòn.

Ngày nay, đây là một trong những điểm đến nổi bật ở cửa ngõ phía đông Đồng Nai.

Ngôi mộ bí ẩn với lối kiến trúc độc đáo

Thông tin trên báo Đồng Nai cho biết, năm 1927, khi mở tuyến đường giao thông từ Long Khánh đi Bà Rịa, một kỹ sư người Pháp có tên Jean Bouchot đã phát hiện một ngôi mộ bằng đá nằm trong địa phận đồn điền cao su thuộc xã Hàng Gòn. Kết quả sau khi ông Jean Bouchot chủ trì việc khai quật đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và người dân.

Qua so sánh phân tích, các nhà nghiên cứu đã đưa ra phán đoán rằng, chủ nhân của mộ Cự Thạch là một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của một bộ lạc hay liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Niên đại của di tích được xác định trong khoảng thời gian 150 trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên.

Mo-Co-1_Opt

Cụ thể, mộ cự thạch Hàng Gòn được làm bởi những tấm đá hoa cương lớn và những trụ đá dài, nặng khoảng 30-40 tấn. Ngôi mộ hình hộp chữ nhật, dài 4,2m, ngang 2,7m, cao 1,6m được ghép bởi 6 tấm đá hoa cương bào khá nhẵn mặt ngoài, bên trong đục đẽo sơ sài.

mo-co-1-09032110

Bốn tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, hai tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy. Liên kết giữa tấm đá hoa cương nhờ vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5 mét, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật dài 1,1m x 0,3m phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa.

images2053651_trang_8B

Theo các nhà khảo cổ, các loại đá làm mộ chỉ có ở Đà Lạt hoặc Phan Rang. Di chỉ khảo cổ Mộ cự thạch Hàng Gòn thuộc loại hình dolmen có kiến trúc độc đáo, quý hiếm không những ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực và thế giới.

Trở thành điểm du lịch tâm linh

Diện tích khu mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn rộng khoảng 2ha được quy hoạch thành 7 khu vực chính gồm: khu trưng bày truyền thống, khu quản lý di tích, khu môi trường sinh thái, khu công viên văn hóa, khu công trình công cộng, khu giao thông, sân bãi.

Nhà bao che di tích là công trình lớn nhất trong khu di tích mộ cổ. Cảnh quan xung quanh khu nhà này được bao bọc bằng những rặng cây cao, to tạo ra cảm giác trang nhiêm khi bước vào khu trung tâm mộ cổ. Con đường từ ngoài dẫn vào hầm mộ hơi dốc từ trên xuống dần, ánh sáng nhạt, mờ ảo tạo cảm giác kỳ bí hối thúc người tham quan khám phá hầm mộ cổ.

Mo-Co-4_Opt

Toàn bộ di tích đã được dựng mái che bảo vệ.

Thông tin trên báo Tuổi Trẻ chia sẻ, ban quản lý di tích và danh thắng Đồng Nai cho rằng trong các tuyến du lịch của tỉnh Đồng Nai, tuyến Xuân Lộc - Long Khánh với di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn, ngoài các giá trị khảo cổ học, việc khai thác phát triển du lịch tâm linh, tham gia các hoạt động lễ hội, vui chơi giải trí tại di tích cũng đang hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Cụ thể hàng năm, vào ngày 13/9 âm lịch tại di tích mộ Cự thạch Hàng Gòn, Lễ hội vía Ông Đá (tên gọi trong dân gian về mộ Cự Thạch) với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, thể hiện được lòng ngưỡng vọng của người dân đối với bậc thần linh đã thu hút sự tham dự của hàng nghìn người dân và du khách thập phương.

Sau gần 1 thế kỷ phát hiện được đến nay, mộ cự thạch Hàng Gòn vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, khảo cổ và khách tham quan trong và ngoài nước. Câu hỏi được nhiều nhà nghiên cứu đặt ra là những khối đá nặng hàng chục tấn đã được vận chuyển vào Đồng Nai bằng cách nào, vào thời điểm còn hoang sơ đó.

Các nhà khoa học đánh giá, đây là một di tích độc đáo về nghệ thuật và kỹ thuật của người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.

>> Bên trong ngôi mộ cổ khổng lồ được cho là ‘yểm trinh nữ’ giữ kho báu ở Quảng Ninh, nơi chôn vàng nằm ở chái bếp nhà dân dưới chân núi Dốc Ngắn

Phát hiện mạng lưới cao tốc 4.500 tuổi bí ẩn, kết nối với 18.000 ngôi mộ cổ

Khai quật ngôi mộ cổ được chạm khắc trong đá hơn 4.000 năm trước, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều ‘báu vật’ đáng kinh ngạc

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/kham-pha-ngoi-mo-co-co-nien-dai-hang-nghin-nam-tuoi-thuoc-loai-hinh-mo-tang-dolmen-quy-hiem-o-viet-nam-va-the-gioi-d112621.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Khám phá ngôi mộ cổ có niên đại hàng nghìn năm tuổi, thuộc loại hình mộ táng dolmen quý hiếm ở Việt Nam và thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH