Khu hầm nằm giữa một vùng đồi thông trên núi Thiên Thai được mệnh danh là ‘địa ngục trần gian’ một thời, gắn với bạo chúa miền Trung

02-05-2024 14:34|Thanh Thanh

Ngày nay, nơi đây trở thành "địa chỉ đỏ" về giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, thu hút đông đảo người dân cả nước tìm về.

Nằm giữa một vùng đồi thông dưới chân núi Thiên Thai thuộc phường An Tây, cách trung tâm TP. Huế hơn 6km về phía Tây Nam - Di tích lịch sử cấp Quốc gia Chín Hầm ở Thừa Thiên - Huế dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm là "địa ngục trần gian" với những người tù cách mạng. Đồng thời, đây cũng là chứng tích gắn với những hành động của bạo chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn (em trai Ngô Đình Diệm).

Khu di tích lịch sử Chín Hầm nằm giữa một vùng đồi thông dưới chân núi Thiên Thai

Khu di tích lịch sử Chín Hầm nằm giữa một vùng đồi thông dưới chân núi Thiên Thai

Mặc dù được gọi là "Chín Hầm", nhưng thực tế chỉ có 8 hầm và 1 căn nhà gác. Di tích này ban đầu được xây dựng bởi quân đội Pháp từ năm 1941 với mục đích làm kho chứa vật liệu và vũ khí chiến tranh. Cụ thể, hầm số 1 được xây dựng chìm sâu xuống lòng đất còn các hầm còn lại được xây dựng nổi lên từ 1 đến 2/3 độ cao trên mặt đất. Các hầm được xây dựng rất kiên cố bằng bê tông cốt sắt, trần hầm có độ dày 0,5m, mặt trước mỗi hầm đều có cửa to chắc chắn trông ra khoảng trống thoai thoải dưới chân đồi.

Các hầm được xây dựng rất kiên cố bằng bê tông cốt sắt

Các hầm được xây dựng rất kiên cố bằng bê tông cốt sắt

Mỗi hầm có một chức năng riêng, tùy vào thành phần phạm tội khác nhau mà bị giam giữ ở các hầm khác nhau. Các căn hầm số 1, số 6, số 7, số 8 giam giữ những tù nhân mà gia đình họ Ngô gọi là cộng sản, Việt cộng nằm vùng. Hầm số 8 là căn hầm điển hình nhất và được ví với “địa ngục trần gian”.

Hầm số 8 là căn hầm điển hình nhất và được ví với “địa ngục trần gian”

Hầm số 8 là căn hầm điển hình nhất và được ví với “địa ngục trần gian”

Theo các tư liệu lịch sử, năm 1945, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, Nhật lấy toàn bộ vũ khí ở đây, khu Chín Hầm bị bỏ trống. Sau năm 1954, dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Cẩn cho cải tạo Chín Hầm trở thành nơi giam cầm các chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước.

Dưới sự chỉ đạo của Cẩn, các căn hầm ở khu vực Chín Hầm đã trở thành những "quan tài chôn những người đang sống" hay "địa ngục trần gian" đối với những người tù cách mạng. Điển hình những kiểu tra tấn tàn ác nhất như đóng người lên trên tường, dùng dao sắc cắt từng miếng thịt trên cơ thể, dí điện, bịt kín lỗ thông hơi… làm cho tù nhân không thể chết ngay mà phải chịu đựng cái chết gặm nhấm trong đau khổ cùng cực. Bên cạnh các người tù cách mạng thì còn cả dân thường và thương nhân giàu có bị vu oan để tra tấn lấy tiền, bạc. Sau khi chính quyền họ Ngô sụp đổ, nhiều người đến đây còn thấy rất nhiều dụng cụ tra tấn thời trung cổ, nhiều mảng tóc, vết máu, da thịt của nạn nhân dính trên tường hầm.

Hình thức tra tấn chủ yếu được cai ngục dưới quyền Ngô Đình Cần sử dụng là đóng người lên trên tường ( Hình ảnh là tượng phù điêu mô tả tại các căn hầm )

Hình thức tra tấn chủ yếu được cai ngục dưới quyền Ngô Đình Cần sử dụng là đóng người lên trên tường ( Hình ảnh là tượng phù điêu mô tả tại các căn hầm )

Hình ảnh tượng phù điêu mô tả tại các căn hầm

Hình ảnh tượng phù điêu mô tả tại các căn hầm

Hiện nay hầu hết các hầm trong di tích Chín Hầm chỉ còn là phế tích. Hiện chỉ có hầm số 8 được phục dựng nguyên trạng.

Nơi đây đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia

Nơi đây đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia

Năm 1993, Di tích Lịch sử và Cách mạng Chín Hầm là Di tích chứng tích tội ác đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

>> Bí ẩn pháo đài Thần công cùng hệ thống hầm hào trong lòng núi ở miền Bắc

Khám phá 'khu hầm mộ' hạt nhân đầu tiên trên thế giới, nơi 6.500 tấn chất thải phóng xạ sẽ yên nghỉ dưới lòng đất trong 100.000 năm

Bên trong khu hầm địa đạo chạy qua lòng đất hiếm hoi ở miền Bắc

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/khu-ham-nam-giua-mot-vung-doi-thong-tren-nui-thien-thai-duoc-menh-danh-la-dia-nguc-tran-gian-mot-thoi-gan-voi-bao-chua-mien-trung-d121717.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Khu hầm nằm giữa một vùng đồi thông trên núi Thiên Thai được mệnh danh là ‘địa ngục trần gian’ một thời, gắn với bạo chúa miền Trung
    POWERED BY ONECMS & INTECH