Nền kinh tế của khu vực sử dụng đồng euro, gồm 20 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU), rơi vào suy thoái khi các hộ gia đình cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh lạm phát tăng cao.
Theo số liệu mới từ Eurostat - Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (EU), nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật từ đầu năm nay, giảm 0,1% trong 2 quý liên tiếp.
Eurostat trước đây đã ước tính rằng nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng nhẹ trong quý 1, nhưng những thay đổi lớn đối với dữ liệu từ Đức và Ireland khiến dự báo bị đảo ngược.
ụ thể, Eurostat đã điều chỉnh dự báo kinh tế khu vực Eurozone từ tăng trưởng nhẹ 0,1% trong quý IV/2022 và 0,2% trong quý I vừa qua thành suy giảm 0,1% cho mỗi giai đoạn nêu trên. Hai quý suy giảm GDP liên tiếp được định nghĩa là suy thoái kỹ thuật.
Các nền kinh tế Eurozone đã trải qua 1 năm đầy thách thức khi giá năng lượng tăng dẫn tới lạm phát leo thang. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thực hiện các đợt tăng lãi suất tổng cộng là 3,75 điểm phần trăm kể từ tháng 7/2022 để kiềm chế lạm phát.
Những dữ liệu mới cũng làm dấy lên những nghi ngại chung quanh các dự báo tích cực về kinh tế khu vực cho cả năm 2023.
Ngày 7/6, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ tăng trưởng 0,9% trong năm nay, gần bằng một nửa so với nền kinh tế Mỹ.
Trong khi giá năng lượng đã trở lại bình thường từ mức cao nhất vào năm 2022, song giá lương thực tiếp tục tăng nhanh, làm suy yếu chi tiêu của hộ gia đình đối với các hàng hóa và dịch vụ khác.
Chi phí vay của các hộ gia đình và doanh nghiệp tăng lên khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất hàng loạt, bắt đầu từ tháng 7 năm ngoái, tác động đến hệ thống tài chính của khu vực đồng euro. Lực cản với tăng trưởng từ nguồn này có thể sẽ tăng lên trong những tháng tới, với việc ECB báo hiệu sẽ tăng lãi suất cơ bản trong cuộc họp thứ tám liên tiếp vào tuần tới.
OECD dự kiến lạm phát khu vực đồng euro sẽ giảm xuống 5,8% trong năm nay từ mức 8,4% vào năm 2022, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của ECB là 3,2% vào năm 2024.
Một lí do khiến khu vực đồng euro rơi vào suy thoái là Ireland - nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực - đã sụt giảm tới 44,7% sản lượng của nhà máy trong tháng 3, có thể là do các công ty dược phẩm Mỹ hoạt động tại quốc gia này. Điều đó khiến GDP của Ireland giảm 17,3% trong quý 1.
Một lo lắng nghiêm trọng hơn đối với các nhà hoạch định chính sách là Đức - thành viên lớn nhất của khu vực đồng euro - cũng bước vào suy thoái trong quý 1.
Trong khi đó, Pháp, Italy và Tây Ban Nha - các nền kinh tế lớn khác của khu vực đồng euro - đều tăng trưởng.
Bất ngờ với khối tài sản của Chủ tịch hóa chất Đức Giang (DGC) Đào Hữu Huyền
Chợ hơn 100 tuổi lâu đời nhất cả nước chính thức được xếp hạng di tích cấp thành phố