Kiểm toán Nhà nước góp phần hoàn thiện chính sách tiền tệ và quản trị ngân hàng
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (KTNN) khẳng định những đóng góp của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) trong 30 năm phát triển đã đóng góp tích cực công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Theo NHNN,ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung đứng trước yêu cầu phải đổi mới để bắt kịp sự phát triển chung của thế giới. Song hành với sự nỗ lực của ngành ngân hàng, KTNN đã đưa ra những tư vấn có giá trị và kịp thời giúp NHNN điều hành hoạt động một cách có hiệu quả, thực chất, đáp ứng được yêu cầu đối mới của đất nước. Điều này được thể hiện ở những góc độ sau:
Một là, qua kiểm toán báo cáo tài chính, KTNN đã đưa ra các kiến nghị thiết thực, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính cũng như công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN. Hoạt động kiểm toán của KTNN không chỉ góp phần nâng cao trách nhiệm của NHNN trong việc quản lý, điều hành tài chính công, tài sản công mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công và kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định nền kinh tế. Đồng thời, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi có thể dẫn đến rủi ro...
Các kiến nghị của KTNN đã giúp NHNN kịp thời chấn chỉnh hoạt động, rút ra các bài học kinh nghiệm để tổ chức thực hiện được tốt hơn, đảm bảo đúng quy định và phù hợp với sự phát triển, tiến bộ. Trong đó, NHNN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả tất cả các kiến nghị về: xử lý tài chính, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước...
Hai là, KTNN đã kịp thời phát hiện, cảnh báo những điểm cần khắc phục về chính sách và hoạt động điều hành của NHNN: Trong những năm qua, KTNN đã kiểm toán các nội dung liên quan đến hoạt động của NHNN, như: công tác điều hành chính sách tiền tệ, cung ứng tiền mặt, điều hành tỷ giá, công tác thanh toán, quản lý dự trữ ngoại hối của NHNN, công tác xử lý nợ tồn đọng...
Qua kiểm toán, KTNN đã đưa ra các nhận xét, đánh giá về công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, công tác điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng tại NHNN và các đơn vị được kiểm toán. Các kiến nghị giúp sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách...
Ba là, kết quả kiểm toán cũng đã góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý, thanh tra, giám sát, cấp phép đối với hệ thống các TCTD: Trong những năm qua, KTNN đã thực hiện kiểm toán đối với công tác thanh tra, giám sát, cấp phép, xử lý ngân hàng yếu kém và cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. Trên cơ sơ các nhận định, kiến nghị của KTNN, NHNN đã tiếp tục: Chú trọng tập trung nguồn lực thanh tra vào các đối tượng, lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro cao...
Bốn là, thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã kiến nghị khắc phục một số hạn chế, thiếu sót trong hệ thống kiểm soát nội bộ của NHNN. Thực hiện những kiến nghị của KTNN, NHNN đã từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ (KTNB), ngày càng hoàn thiện về cơ chế chính sách và hành lang pháp lý để khẳng định vai trò giúp phòng ngừa các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động. Do đó, hiệu quả hoạt động kiếm soát nội bộ, KTNB NHNN ngày càng được nâng cao, góp phần đảm bảo cho các đơn vị trong hệ thống NHNN hoạt động đúng hành lang pháp luật, an toàn và hiệu quả.
Năm là, đã có sự phối hợp công tác nhịp nhàng giữa hai đơn vị đầu mối thuộc hai cơ quan. Trong đó, KTNN chuyên ngành VII và Vụ KTNB, NHNN đã tích cực trao đổi thông tin, đề xuất, tham mưu cho Lãnh đạo hai đơn vị để xây dựng, thiết lập mối quan hệ, tăng cường hợp tác mạnh mẽ, có chiều sâu, giúp hoạt động kiểm toán của KTNN cũng như hoạt động điều hành của NHNN được thuận lợi, đạt hiệu quả cao...
Qua các quy chế phối hợp, hai cơ quan đã tăng cường chặt chẽ, nâng cao hiệu quả và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; góp phần to lớn trong việc đảm bảo hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại NHNN. Năm 2021, cùng với sự phát triển chung và căn cứ yêu cầu thực tế, KTNN đã phối hợp với NHNN tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện Quy chế làm việc; đồng thời, hai bên đã rà soát, ký kết Quy chế phối họp mới (Văn bản số 1598/QCPH- KTNN-NHNN ngày 16/9/2021) thay thế Quy chế số 07/QCPH-KTNN-NHNN để tranh thủ những thành tựu đã đạt được và tiếp tục phát huy lợi thế hợp tác, phát triển giữa hai cơ quan...
Có thể nói, KTNN để lại những dấu ấn rõ nét, có vai trò quan trọng trong hoạt động của NHNN. Trong thời gian tới, hai cơ quan sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để cùng hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao, bảo đảm các nguồn lực tài chính, tài sản công được sử dụng một cách tiết kiệm, phục vụ phát triển KT-XH 3bền vững.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đánh giá: Thông qua công tác kiểm toán hằng năm, KTNN đã giúp Chính phủ, Quốc hội có cái nhìn toàn diện về công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, nhất là hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ, biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
Các đánh giá, kiến nghị của KTNN đã hỗ trợ NHNN trong việc thực thi các nhiệm vụ về điều hành chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả điều hành, cải cách chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô. Hiện nay, trong công tác kiểm toán hoạt động của NHNN, việc xem xét bối cảnh kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế, điều kiện, tâm lý thị trường là hết sức cần thiết để có những đánh giá khách quan về điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ.
Còn Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú kỳ vọng, thời gian tới, hai cơ quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả hơn để hoàn thành mọi nhiệm vụ của Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao.
Còn ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Hoạt động kiểm toán của KTNN giúp các tổ chức tín dụng xác định xem các chi phí vận hành nội bộ đã hợp lý chưa. Thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, những đánh giá của KTNN về chi phí vận hành nội bộ là một trong những cơ sở, căn cứ để các TCTD tính toán giảm chi phí, lãi suất cho vay một cách phù hợp.
Nhóm cổ phiếu nào có thành tích tốt nhất trong 4 tháng năm 2024?