Trước áp lực từ tỷ giá khi Fed tiếp tục nâng lãi suất mạnh tay, các chuyên gia cho rằng, lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Theo báo cáo tại BVSC, tính tới cuối tháng 8, lãi suất huy động (LSHĐ) 12 tháng tiếp tục tăng thêm 8 điểm cơ bản (bps) so với tháng 7, lên mức 5,85%.
Như vậy, LSHĐ đã tăng 29 bps so với cùng kỳ và 27 bps so với cuối năm 2021. Mức LSHĐ hiện tại đã quay trở lại mặt bằng của tháng 11/2020.
Theo NHNN, tăng trưởng tín dụng tới ngày giữa tháng vừa qua đạt 9,62% từ đầu năm đến nay, mức tăng tháng 8 cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Dù vậy, đà tăng của tín dụng tiếp tục chững lại, khi chỉ tăng thêm 20 bps trong vòng 3 tuần, do NHNN vẫn chưa nới room.
NHNN trong thời gian qua vẫn tích cực sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, liên tục sử dụng các công cụ OMO và tín phiếu.
Trong thời gian tới, trước áp lực từ tỷ giá khi Fed tiếp tục nâng lãi suất mạnh tay, BVSC cho rằng LSHĐ sẽ tiếp tục có diễn biến tăng.
Trong một phân tích gần đây, Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, do chênh lệch tăng trưởng tín dụng - tiền gửi hiện ở mức cao và tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước có thể không còn dồi dào, nếu đầu tư công bắt đầu được đẩy mạnh. Do đó, áp lực tăng lãi suất huy động trong nửa cuối năm 2022 là hiện hữu, nếu hạn mức tín dụng được nới.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng sẽ có nhu cầu tăng vốn dài hạn, do mức trần tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34% và cho vay dài hạn có thể là động lực tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm 2022.
Với các phân tích đó, các chuyên gia của SSI dự báo: “Lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Cả năm 2022, lãi suất huy động có thể tăng 1-1,5%”.
CTCK từng có giá 630.000 đồng/cp bất ngờ giảm hàng nghìn tỷ đồng dư nợ margin
Doanh thu Hòa Phát (HPG) ước đạt 32.400 tỷ đồng trong quý III/2024