Các chương trình phục hồi kinh tế được thực hiện sẽ khiến áp lực lạm phát tăng mạnh và việc tăng lãi suất là điều không thể tránh khỏi.
Nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi
Theo đó, Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) điều chỉnh tăng thêm từ 0,1-0,3%/năm lãi suất tiết kiệm ở nhiều kỳ hạn kể từ ngày 1/4. Đây cũng là một trong những ngân hàng có mức lãi suất cao nhất nằm trong nhóm đầu hệ thống.
Các ngân hàng còn lại như VietCapitalBank, SeABank, VIB, OCB, DongABank và Techcombank tăng lãi suất tiết kiệm tại quầy từ 0,01-0,2% một năm trong đó chỉ có Techcombank, MB và DongABank tăng lãi suất cho khách hàng gửi tiền ngắn hạn.
Sự phục hồi của tín dụng trong giai đoạn đầu năm 2022 phản ánh nhu cầu tín dụng tăng dần của doanh nghiệp sau khi bị gián đoạn do dịch bệnh Covid-19, trong khi các ngân hàng nỗ lực hỗ trợ bơm vốn giá rẻ thông qua các chương trình cho vay ưu đãi.
Như vậy, hệ thống ngân hàng đã bơm ra nền kinh tế xấp xỉ 420.000 tỷ đồng trong gần 3 tháng đầu năm 2022.
Nợ xấu "nuốt chửng" lợi nhuận tạo ra
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) là 7,31% vào cuối năm 2021, tăng mạnh so với mức 5,1% cuối năm 2020.
Báo cáo tài chính năm 2021 được các ngân hàng công bố cho thấy, nợ xấu tại một số nhà băng tăng mạnh như VPBank (tăng 60% so với 2020), VietinBank (tăng 49%), VIB (tăng 58%), HDB (tăng 43%). Bình quân số dư nợ xấu của 28 ngân hàng thương mại niêm yết, đăng ký giao dịch và Agribank tăng 17,3% so với năm 2020.
Được biết, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 31/12/2021 của 16 ngân hàng là 21.244 tỷ đồng, đạt 105,13% so với cam kết.
Sau cùng, lãi suất điều hành cũng phải tăng?
Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, Việt Nam sẽ tăng lãi suất sớm hơn kỳ vọng, với những áp lực toàn cầu cũng như trong nước.
Theo đó, lãi suất điều hành dự kiến tăng vào cuối năm 2022. Mặc dù lạm phát tại Việt Nam hiện ghi nhận mức tăng nhẹ, nhưng áp lực lạm phát dự kiến gia tăng trong thời gian tới.
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch là điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ. Điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Có nên gửi tiết kiệm thời điểm cuối năm?
Một cổ phiếu ngân hàng bứt phá vượt đỉnh lịch sử giữa lúc VN-Index mất mốc 1.240 điểm