Làm con tỷ phú có thực sự sung sướng?

14-07-2023 10:06|Mộc Hương

Cuộc sống của con cái các tỷ phú có "như mơ" như nhiều người vẫn nghĩ?

Liệu có sung sướng?

Đa phần chúng ta thường ao ước được sinh ra và lớn lên trong gia đình triệu phú, có “khối tài sản kếch xù”, sở hữu những món đồ chơi đắt giá mà bạn bè cùng trang lứa phải khát khao có được. Bản thân học tại những ngôi trường chất lượng hàng đầu, học phí lên tới tiền tỷ/năm và luôn có giáo viên kèm riêng tại nhà mỗi khi không muốn đến trường. Thậm chí, khi trưởng thành, bạn có thể không làm việc và tiếp tục sử dụng nguồn tiền từ gia đình.

Điều này sẽ khiến nhiều người thích thú nhưng là trở ngại lớn với những người muốn cố gắng không ngừng để vươn lên trong cuộc sống. Khi quá phụ thuộc, con người sẽ mất đi ý chí, mục đích sống cùng động lực phát triển. Chúng ta luôn phải nỗ lực vượt lên nền tảng sẵn có ban đầu.

Lucy Birtwistle, trưởng phòng quan hệ khách hàng tại một công ty gia đình Stonehage Fleming ở Mỹ từng chia sẻ: "Tôi đã làm việc cùng nhiều người thừa kế của những gia đình danh giá. Họ từng thẳng thừng nói họ không nhất thiết phải vào đại học hay đến trường. Cuối cùng họ cũng điều hành công ty do cha mẹ mình để lại, thế nên nếu họ có đỗ Harvard thì cũng chẳng ai ấn tượng. Số phận đã sắp đặt sẵn công việc của họ ngay từ đầu".

Sandy Loder - Giám đốc tập đoàn tư vấn tài chính AH Loder cho biết, các bậc phụ huynh cũng phải chịu trách nhiệm khi phương pháp dạy con chưa hợp lý. Mặt trái của sự nuông chiều dẫn đến việc thiếu động lực vươn lên, khiến các công ty gia đình lâm vào tình trạng suy sụp sau khi cha mẹ để lại cho con cái.

Georgina Bloomberg - con gái rượu của ông trùm tài chính Michael Bloomberg từng chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn năm cô 10 tuổi. Khi ấy, tiền bạc không đánh đổi được hình bóng người mẹ trong gia đình. Cô đã tham gia vào một bộ phim tài liệu để trải lòng qua câu nói: "Làm con tỷ phú chẳng sung sướng gì đâu!".

Mạng xã hội là con dao hai lưỡi

Có lẽ, đa phần giới trẻ giàu có - người con thừa kế gia tài của các tỷ phú thường muốn khoe khoang những tài sản của bản thân và gia đình sở hữu như: biệt thự, xe sang phiên bản giới hạn,... để chứng minh sự hơn người.

Đặc biệt, họ còn đăng tải cả lên mạng xã hội với tốc độ internet lan truyền nhanh và phạm vi rộng, để ai cũng có thể chiêm ngưỡng, trầm trồ khen ngợi, thậm chí là ghen tỵ.

Họ luôn cầm điện thoại để ý từng thông báo trên mạng xã hội. Quan sát những ai thích bài viết, cùng những bình luận tốt, xấu về nội dung họ đăng lên mỗi ngày.

Loder nhận định: "Mạng xã hội không làm cải thiện tình trạng đó, mà chỉ khiến nó ngày càng tệ đi. Xu hướng khoe giàu nở rộ ở mọi nơi, tới mức nó trở thành đề tài được nhắc đến thường xuyên".

Thế nhưng ông Loder cũng đồng cảm với hiện thực cuộc sống của những cậu ấm, cô chiêu. Họ cần sự định hướng giúp đỡ để nhìn đúng đắn hơn về cuộc sống, tránh được cách thể hiện bản thân thái quá và từ bỏ những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng.

Lý do nhiều tỷ phú đem phần lớn tài sản làm thiện nguyện

Để tránh được tối đa hệ lụy từ việc gửi gắm hết tài sản cho con cái, nhiều tỷ phú chọn cách mang tài sản đi làm từ thiện.

Tỷ phú Anh John Caudwell đã thông báo đem 70% tài sản mình có để phục vụ các công tác xã hội thay vì đưa cho con cái. Bill Gates hay Mark Zuckerberg còn muốn cho đi đến 99% và họ còn cảm thấy như thế vẫn là chưa đủ.

Làm con tỷ phú có thực sự sung sướng?

Ông Caudwell nói: "Nếu chúng tôi có hàng tỷ USD trong tài khoản, việc để lại 1%, 10% hay 30% cho con cái mình cũng chẳng khác nhau là mấy. Tỷ lệ có thể khác biệt, nhưng con số nhìn chung vẫn lên tới hàng trăm triệu USD. Bọn trẻ vẫn ngồi trên số tiền kếch xù do cha mẹ chúng làm ra mà không biết cách trân trọng nó, thế nên chúng dễ dàng sống lệch lạc và tự hủy hoại bản thân bằng chính số tiền đó".

Có 20% trong số triệu phú không muốn để lại tài sản cho con. Họ lên kế hoạch sử dụng tiền cho bản thân và cộng đồng. Bởi họ muốn con cái học cách kiếm tiền và tích cóp từng đồng một để trân trọng tiền bạc hơn, thay vì chỉ ăn - chơi - tiêu tiền phung phí.

Alex Shih - con trai nhà tỷ phú bất động sản Hong Kong Wing-Ching Shih đã sớm nhận thức được tính tự lập. Anh đã tuyên bố tách hoàn toàn khỏi những hoạt động kinh doanh của gia đình và cảm thấy vô cùng thoải mái khi sống trong một căn hộ nhỏ tách biệt.

Đôi khi, các tỷ phú có suy nghĩ chuyển giao tới người biết duy trì và tiếp tục phát huy giá trị. Không nhất thiết phải chuyển giao cơ nghiệp cho người thân trong gia đình, nếu con cái không thể quản lý, duy trì mà thậm chí còn phá hủy cơ ngơi.

Đối tác của tỷ phú Elon Musk rót vốn vào hai tỉnh cửa ngõ Thủ đô

Lập cú đúp, ‘Bố già AI’ nói gì về sự khác biệt giữa giải thưởng VinFuture của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và giải Nobel?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lam-con-ty-phu-co-thuc-su-sung-suong-192139.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Làm con tỷ phú có thực sự sung sướng?
    POWERED BY ONECMS & INTECH