Để tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ nông sản, những tháng đầu năm 2022, Bộ NôN&PTNT đã mở rộng thị trường với các nước như: Peru, Australia, UAE...
Theo Bộ NN&PTNT, mặc dù thiên tai bất thường, giá cả vật tư, xăng dầu tăng cao, nhưng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 18 tỷ USD, tăng gần 16%; nhập khẩu gần 14 tỷ USD, giảm 2,3%. Như vậy, toàn ngành nông nghiệp đã xuất siêu gần 4 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần so với 4 tháng đầu năm 2021.
5 sản phẩm và nhóm sản phẩm có giá trị kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD, đó là cà phê, gạo, nhóm rau quả, tôm và sản phẩm gỗ.
Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như tôm đạt trên 1,3 tỷ USD, cà phê đạt gần 1,7 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 5,5 tỷ USD.
Tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ nông sản, những tháng đầu năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã mở rộng ra các thị trường như: Peru, Australia, Brazil, ASEAN, Nga, Czech, Ấn Độ, Argentina, UAE.
Dù con đường xuất khẩu nông sản Việt Nam đang rộng mở, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề trong sản xuất để có thể đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của thị trường.
Trong 5 tháng đầu năm nay, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của nông, lâm, thủy sản Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 4,9 tỷ USD. Để có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản vào các thị trường khó tính, Việt Nam cần có những chiến lược phù hợp.
Bưởi da xanh sẽ là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tại Bến Tre, nơi có 8.000 ha bưởi da xanh, những khu vườn đã được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn bổ sung được nông dân tiếp nhận nhanh chóng.
Ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm nay. Nỗ lực đa dạng hóa thị trường đang chuyển dịch rõ nét khi tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang châu Âu và châu Mỹ liên tục tăng.
"Một là chúng ta hình thành những liên minh của những nhà xuất khẩu vì chúng ta không thể đi một mình, nếu doanh nghiệp này không có hàng thì doanh nghiệp kia có hàng. Đi chung như vậy thì chi phí logistics sẽ giảm xuống và có liên minh như vậy để chúng ta xây dựng vùng nguyên liệu để vùng nguyên liệu", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhận định.
"Chúng ta đã có đà tăng trưởng từ cuối năm 2021 sau khi Nghị quyết 128 ra đời, đặc biệt trong thời gian gần đây Bộ liên tục tổ chức các phiên tư vấn chính sách đối với các thị trường. Theo đó, chúng tôi tập trung vào những thị trường, mặt hàng cụ thể, trong đó có đại diện của các cơ quan thương vụ Việt Nam tại các nước trao đổi về những chính sách của nước bạn, nhu cầu của nước bạn đối với từng mặt hàng. Chúng tôi cho rằng đó là những cái doanh nghiệp thực sự cần", bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho hay.
Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam có nhiều tín hiệu khả quan để có thể đạt 50 tỷ USD về xuất khẩu nông sản trong năm nay. Tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, đa dạng hóa thị trường, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch… là những giải pháp trọng tâm đang được ngành nông nghiệp triển khai.
Để đa dạng hóa thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lên kế hoạch đàm phán xuất khẩu hàng loạt mặt hàng mới, như ớt, sầu riêng, sữa và sản phẩm sữa, bột cá và dầu cá, sản phẩm lông vũ sang Trung Quốc; nhãn sang Nhật Bản; bưởi sang New Zealand, Mỹ và Ấn Độ; sản phẩm động vật sang Hàn Quốc; mật ong sang EU… Đây đều là những thị trường khó tính đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, vì vậy để có được tấm giấy thông hành vào những thị trường này, phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh.
Xuất khẩu nông sản Việt lập kỷ lục với 56 tỷ USD, Mỹ và Trung Quốc 'bao tiêu' tới một nửa
Mỹ và Trung Quốc ‘bao mua’ gần một nửa, xuất khẩu nông sản lập kỷ lục lịch sử